thể tạm tin là của Liệt tử do người đời Chiến Quốc truyền miệng nhau rồi
chép lại.
- Một phần gồm những bài trong thiên Dương Chu, có tính cách nhất trí,
chép tư tưởng cùng cố sự của Dương Chu”.
Qua phân tích những bài trong phần sau, cụ Nguyễn Hiến Lê giúp chúng ta
biết thêm đời sống và tư tưởng của Dương tử và qua phân tích những bài
“có thể tạm tin” ở phần trước, cụ chẳng những giúp chúng ta biết thêm về
đời sống và triết thuyết của Liệt tử, mà địa vị của Liệt tử cũng được cụ tôn
lên ngang hàng với Dương tử và trên nhiều triết gia khác thời Tiên Tần.
Theo cụ thì triết thuyết của Liệt tử “gần đạo Lão, mà cách phô diễn (dùng
nhiều ngụ ngôn chứ ít lí thuyết) lại gần Trang. Không chê Khổng tử lắm, có
cảm tình với Khổng là khác mà có chỗ lại cơ hồ như chịu ảnh hưởng của
Mặc (…). Như vậy đủ cho chúng ta kết luận rằng Liệt là gạch nối giữa Lão
và Trang. Học thuyết đó không sâu sắc bằng Lão, không rực rỡ bằng Trang
(…); nhưng theo chúng tôi, Liệt tử vẫn xứng đáng đứng dưới Lão, Trang,
trên nhiều triết gia khác thời đó, và ngang hàng với Dương tử”.
Lại khoảng 10 năm sau nữa, trong bộ Hồi kí
triết gia về chính trị thời Tiên Tần, cụ Nguyễn Hiến Lê sắp các triết gia làm
ba phái: hữu vi, vô vi và cực hữu vi. Và theo cụ thì: “Phái vô vi chủ trương
can thiệp rất ít (Lão tử) hoặc không can thiệp chút gì (Trang tử, Liệt tử)
vào đời sống của dân, để mặc dân sống theo bản năng, trở về tính chất
phác thời nguyên thuỷ, như vậy xã hội sẽ hết loạn. Có thể kể thêm trong
phái này Dương tử và các ẩn sĩ không dự chút gì vào việc đời” (HK, tr.
550). Nghĩa là cụ vẫn tiếp tục xem Liệt tử là một triết gia tiêu biểu thời
Tiên Tần. Điều này thật khác so với nhận định cụ và cụ Giản Chi lúc viết
bộ ĐCTHTQ. Khi xét về quan niệm vô vi, vô trị trong phần Chính trị luận
thì hai cụ bảo: “(…) tác giả bộ Liệt tử thì theo hẳn mà muốn chủ trương vô
quân…”. (ĐCTHTQ, tr. 765). Hai cụ gọi là “tác giả” bộ Liệt tử mà không
gọi là Liệt tử hay Liệt Ngự Khấu là vì các cụ cho rằng bộ Liệt tử không