Khởi điểm
Năm 1886, Tòa án Tối cao nhận thấy liên bang không hề có đủ thẩm quyền
điều chỉnh một số vấn đề xảy ra ở cùng lúc nhiều tiểu bang, dẫn đến Đạo
luật Thương mại Liên bang ra đời năm 1887 nhằm tạo ra một cơ quan thực
thi pháp luật có đủ thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc mang tính
chất cấp Liên bang. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp lại tỏ ra chậm chạp trong việc
phân phối nguồn nhân lực cho Cục, dẫn đến Tổng Chưởng lý Charles Joseph
Bonaparte phải nhờ đến các cơ quan khác, có cả
Cơ quan Mật vụ để hỗ trợ điều tra. Tuy nhiên, Quốc hội đã thông qua bộ luật
nghiêm cấm Bộ Tư pháp sử dụng nhân lực từ Bộ Ngân khố, do đó Tổng
Chưởng lý phải tổ chức và thành lập Cục Điều tra một cách hoàn chỉnh với
nhân sự là các đặc vụ riêng của Cục. Cơ quan Mật vụ đã hỗ trợ Bộ Tư pháp
12
đặc vụ và những đặc vụ này đã trở thành những đặc vụ đầu tiên của Cục
Điều tra mới thành lập.
Những đặc vụ đầu tiên của FBI hóa ra lại là những đặc vụ của Cơ quan Mật
vụ, từ đó Cục chính thức có đầy đủ thẩm quyền theo Đạo luật Thương mại
Liên bang năm 1887. FBI phát triển rất mạnh với đội ngũ đặc vụ dày đặc
vào tháng 7 năm 1908 trong thời kì của Tổng thống Theodore Roosevelt,
nhiệm vụ chính thức đầu tiên của Cục là thâm nhập và khảo sát về các nhà
chứa để chuẩn bị thực thi pháp luật theo Đạo luật ‘Buôn bán nô lệ da trắng’
hay còn gọi là ‘Đạo luật Mann’ được ban hành vào 25 tháng 6 năm 1910.
Năm 1932, Cục đổi tên là Cục Điều tra Hoa Kỳ. Năm sau đó, Cục kết hợp
với Cục Kiểm soát Rượu và Chất có cồn và được đặt tên lại là Đơn vị Điều
tra trước khi tách ra và trở
thành một Cục hoàn chỉnh trực thuộc Bộ Tư pháp vào năm 1935. Trong
cùng năm đó, Cục chính thức đổi tên Đơn vị Điều tra thành Cục Điều tra
Liên bang và được sử dụng cho đến ngày nay, viết tắt là FBI.