LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 100

hiện hơn. Việc co chặt các chi lại gần bụng cũng góp phần giúp bảo vệ
các nội tạng quan trọng

*

. Bạn trở thành khiên chắn của chính mình.

Siddle nói việc gập người về đằng trước có thể đã được tiến hóa để
bảo vệ cổ: một phản xạ có từ thời ta còn ăn hang ở lỗ. “Một con thú
lớn họ mèo đang rình rập sẽ nhảy lên vồ khi chỉ còn cách con mồi
chưa đầy 6 m, quắp lấy lưng và vai rồi cắn vào cổ nó.”

Điều này sẽ khiến bạn băn khoăn không biết lũ linh dương châu Phi

và ngựa vằn có phản xạ giật mình hay không? Bạn không phải là
người đầu tiên đâu. Vào năm 1938, nhà tâm lý học Carney Landis đã
nghiên cứu về sự tiến hóa của phản xạ giật mình, và sự kiên nhẫn của
các nhân viên sở thú tại Công viên bảo tồn động vật Bronx. Trong các
thí nghiệm được lặp đi lặp lại, người ta có thể nhìn thấy Landis bố trí
máy ảnh và dùng khẩu súng ngắn cỡ 32 ly

*

bắn chỉ thiên. Một thí

nghiệm khác đỡ làm phiền những người đi chơi sở thú hơn - và cũng
mang tính giải trí hơn - là thí nghiệm của nhà nghiên cứu phản xạ giật
mình Joshua Rosett, người thường lẻn sau đối tượng thí nghiệm (con
người) của mình và búng tai họ. Tôi có thể tưởng tượng ra tình cảnh
khó khăn của các thành viên trong gia đình Rosett.

Vườn thú Bronx không có linh dương châu Phi, tuy nhiên tại đây có

loài dê núi sừng ngắn Himalaya, một loài hơi giống dê và không bị
giật mình. Lười hai ngón, lửng mật, kinkajou, chó dingo, gấu Tây
Tạng, chó rừng cùng tất cả các loài động vật có vú khác phải chịu
đựng thí nghiệm khoa học khó chịu của Carney Landis cũng đều
không có phản xạ giật mình.

Bạn cũng sẽ không giật mình khi biết rằng cuốn sách của Landis về

chủ đề này, The Startle Pattern (tạm dịch: Phản xạ giật mình), đã
không mấy thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.