LÍNH TRƠN - KHOA HỌC LẠ KỲ VỀ LOÀI NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH - Trang 164

“Hử?”
“Trên vai anh có một con côn trùng to trông khá đáng sợ đấy.”
Peck không buồn xác nhận lại điều đó. Mắt vẫn không dời khỏi cái

khay, anh nói, “Nó có thể là một con bọ xít nâu vằn.” Vào thời điểm
này trong năm chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Anh giải thích rằng
tên của chúng được đặt dựa theo mùi phát ra khi con bọ bị giẫm nát.
Con bọ xít lần này không bị giẫm bẹp mà được cẩn thận đưa ra khỏi
màn cửa, và thả vào trong màn đêm đang buông xuống của vùng
Maryland. Peck quay lại bàn bếp và ngồi xuống. “Dưới kính hiển vi
trông chúng thật đẹp.”

T

a hãy chia tay George Peck - một hành động tôi đã cố trì hoãn

lâu nhất có thể - để đến với phần lớn những nhà nghiên cứu về ruồi
nhặng trong quân đội ở vùng Florida. Trung tâm chuyên nghiên cứu
Côn trùng (NECE) của Hải quân được đặt ở Jacksonville, cách phòng
Nghiên cứu Ruồi và Muỗi thuộc Bộ Nông nghiệp khoảng một giờ lái
xe. NECE là bộ phận kiểm soát sâu bệnh cho quân đội. Đó là một
công việc không bao giờ có hồi kết. Bởi các thế hệ côn trùng mới xuất
hiện và biến mất chỉ trong thời gian tính bằng tuần, ruồi sẽ nhanh
chóng tiến hóa để kháng lại bất kỳ thứ thuốc diệt côn trùng mới nào
tấn công chúng. Luôn luôn có một vài cá thể có chứa một dạng đột
biến giúp chúng sống sót, và những con sống sót này cùng với các con
cháu đang nhân lên nhanh chóng của chúng sẽ nhanh chóng phục hồi
số lượng ở nơi chúng vừa bị tiêu diệt, cười vào mũi loài người với
những máy phun sương, tạo mù và máy phụt thuốc diệt côn trùng gắn
trên xe tải.

Người ta nhớ đến lũ ruồi trong Chiến tranh Vùng Vịnh bởi sức sống

dai dẳng đến mức phi thường, nhằm đáp lại nguồn thức ăn tương đối
khan hiếm trong sa mạc. Trong chiến dịch Lá chắn Sa mạc, nhà côn
trùng học của Hải quân Joe Conlon đã ở cùng với một tiểu đoàn lính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.