sạch (nó có cả các cần gạt nước đấy!), nhìn vào buồng máy với các
thủy thủ đang chửi thề trong đó.
Đứng cạnh cửa sổ với tôi là người hướng dẫn phụ trách buổi diễn
tập hôm nay, thợ máy trưởng Alan Hough. Cứ vài phút anh lại chỉ dẫn
cho đồng nghiệp đứng cạnh một bảng điều khiển phía sau điều chỉnh
các lỗ rò, nhưng anh chủ yếu tập trung vào hướng dẫn các học viên.
Anh vừa chấm điểm vừa nhận xét phần việc họ làm. Anh hướng dẫn
họ thông qua các bảng hiệu được giơ lên cửa sổ, vì không ai có thể
nghe thấy anh nói qua tấm kính và giữa những tiếng phhhhhhìì. HAI
NGƯỜI BỊT MỘT LỖ RÒ. BỊT TỪ PHÍA SAU MIẾNG VÁ.
KHÔNG BUỘC ĐAI Ở GIỮA CHỖ NƯỚC PHUN RA. Những tấm
bảng hiệu này làm bằng loại nhựa đỏ cứng, hẳn đã được ai đó chu đáo
in sẵn.
Tàu ngầm ngày nay hoạt động dựa trên công nghệ hiện đại, nhưng
nếu xảy ra sự cố thì các dụng cụ được các thủy thủ dùng đến có thể đã
xuất hiện từ thời tàu buồm gỗ. Một trong những thủy thủ chúng tôi
đang quan sát sử dụng một loại thừng bện đôi đơn giản. Bắt đầu từ
khoảng 2,5 cm phía dưới lỗ rò, anh ta buộc một đoạn dây dài mảnh
thật chặt xung quanh ống, bóp dần vết rò lại sau từng vòng dây. “Nút
chêm” đơn giản chỉ là một vật hình nón bằng gỗ thông, thứ có thể thấy
thường xuyên ở trong bộ xếp hình hay trong lớp học hình họa. Đầu
nhỏ của nút chêm này sẽ được đóng vào trong lỗ sâu nhất có thể. Khi
gỗ thông hút nước, đây vốn là loại hút nước mạnh nhất trong tất cả các
loại gỗ, nó sẽ nở ra và trở thành một cái chêm chặt hơn và hiệu quả
hơn.
“Nổi còi,” Hough ngoảnh ra sau nói. Anh chàng đứng cạnh bảng
điều khiển kéo một hồi còi hơi để các học viên dừng việc và nhìn lên.
Hough cầm một tấm bảng (CẦM BÚA BẰNG HAI TAY) và chỉ vào
chàng trai trẻ đang gõ búa vào nút chêm như cách một con mèo đang
nghịch cuộn len, hoặc quái vật Godzilla vờn một con mèo. Mười lần
thì chín lần như thế, Hough nói; họ sẽ làm rơi nút chêm, búa hoặc cả