các ngân hàng mắt, ngân hàng tinh trùng và thậm chí cả ngân hàng
não, chưa có ai lập ngân hàng mũi cả. Vì vậy, ở vị trí của thể hang -
hai ống mô cương hình trụ song song với nhau - các bác sĩ đặt hai túi
Silicon có thể bom căng được. (Để cương cứng, bệnh nhân - hay bạn
tình của anh ta - sẽ bóp một quả bóng Silicon nhỏ được cấy ghép trong
bìu để bơm nước muối từ một khoang chứa cấy trong bàng quang.)
Nối hệ thống ống lồng và đợi cho dây thần kinh mọc lại, sau một thời
gian người bệnh sẽ có thể làm chuyện ấy và lên đỉnh được.
Jezior tiếp tục kéo các bức ảnh. “Đây là người chỉ huy của một tiểu
đoàn. Một tay lính bắn tỉa đã bắn sượt qua háng của anh ta và xuyên
thủng phần giữa dương vật.” Mất toàn bộ dương vật - và vẫn sống sót
sau một vụ nổ - là điều hiếm khi xảy ra. Trong số những ca bị thương
tổn mức độ 3 và cao hơn (trường hợp tệ nhất) từ vụ nổ phức hợp, 20%
bị thương tổn dương vật nhưng chỉ có 4% mất toàn bộ.
Bạn sẽ phải tự hỏi: liệu tay bắn tỉa đó bắn trượt hay chủ đích bắn
như vậy? Có ai ngắm bắn vào hạ bộ không? Jezior nghĩ là có. Anh đã
nghe nhiều người kể rằng chuyện đó có trong Thế chiến II. Dale C.
Smith, một giáo sư về lịch sử và y học quân sự tại Đại học Khoa học
Sức khỏe Quân sự (USUHS), cũng đã được nghe kể nhiều về việc đó
nhưng không có bằng chứng để xác minh. Smith chỉ ra rằng mục đích
thứ hai (ngoài giết đối phương) của một lính bắn tỉa là gieo rắc sợ hãi.
Theo lối suy luận này, bắn vào hạ bộ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên,
Smith nói trong một bức thư điện tử, bắn như vậy cũng rất rủi ro theo
nghĩa là người lính bắn tỉa đang tìm kiếm một “sự đáp trả lớn hơn” và
có nguy cơ bị lộ vị trí. Bắn vào dương vật không được coi là phát bắn
“kết liễu”.
Tiếp theo là bức ảnh về một ca trúng đạn khác, lần này viên đạn
xuyên qua vị trí giữa bìu và hậu môn. “Đây là một nửa hậu môn của
anh ta. Bìu của anh ta thì nằm trên đây. Còn đây là phần trong của tinh
hoàn.” Đúng là thứ nghệ thuật lập thể kinh dị của chiến tranh hiện đại.
Người thực hiện phẫu thuật tái tạo cho ca này là Rob Dean, Trưởng