- Dẹp mấy cái ca bệnh nhức đầu nhức óc này đi. Mỗi lần đụng phải
chúng là tôi ghét cay ghét đắng. Biết rằng có thể sai lầm nhưng cứ phải
quyết định.
Coleman từ tốn :
- Nhiều phương diện khác của chuyên khoa bệnh lý học cũng đều như
thế cả.
- Nhưng có ai hiểu cho đâu ? Vấn đề là ở chỗ đó – Giọng Pearson mạnh
mẽ sôi nổi như thể người trẻ tuổi đã chạm đến một giây thần kinh nhạy cảm
– thiên hạ không hề hay biết. Không có gì chắc chắn hơn điều ấy. Họ chỉ
thấy nhà bệnh lý học trong phim ảnh, trên Tivi như bao vị bác học khoác áo
trắng - ông ta bước đến chiếc kính hiển vi, dòm một cái rồi tuyên bố “ u ác”
hay “u lành”, thế thôi. Người ta tưởng khi chúng ta nhìn vào trong đó – ông
khoát tay về chiếc kính hiển vi – thì lập tức có một mô thức nào đó sắp lại
răm rắp như xây nhà. Điều mà họ không hề hay biết là lắm lúc chúng ta
thậm chí chưa đến gần được mức chắc chắn.
David Coleman cũng thường nghĩ đến điều ấy tyu anh không bao giờ thổ
ra một cách mạnh mẽ như vậy. Anh thầm nghĩ rằng coa lẽ ông cụ vừa cho
bộc phát những điều dồn nén từ bấy lâu nay. Suy cho cùng, đó là một tâm
trạng mà chỉ giới bệnh lý học mới thông cảm được với nhau.
Anh nói nhỏ nhẹ:
- Ông có thấy rằng, hầu hết mọi người chúng ta đã phán quyết đúng căn
bệnh.
- Phải - Pearson vừa nói vừa bước rảo quanh phòng, lúc này hai người
đang ở sát bên nhau -Thế nhưng lúc chúng ta phán quyết không đúng thì
sao ? Chẳng hạn như ca bệnh này, phải không nào ? Nếu tôi bảo là u ác
tính, Lucy Grainger sẽ cưa chân bệnh nhân, không còn con đường nào
khác. Giả như tôi lầm thì cô gái mười chín tuổi bị mất oan một chân.
Nhưng nếu đúng là u ác mà không cưa chân thì con bé chỉ sống được nhiều
nhất là hai năm nữa - ông dừng lại một chút rồi nói tiếp một cách xót xa :
- Dù sao nó cũng sẽ chết mất thôi. Cưa chân cũng có lúc không cứu được
.