Chương 2.1 CÁNH CỔNG MỞ
Cách Thiên Đàn* tám trăm bước về phía đông có một rừng cây lớn rậm
rạp. Đại thể là căn cứ theo nguyên lý thiên địa hợp ngũ phương, âm dương
hợp Ngũ hành trong “Hà đồ“**, do trời ba sinh Mộc, đất tám làm thành.
Cách rừng cây này khoảng sáu trăm bước về phía đông lại có một hồ nước,
theo Ngũ hành thì Mộc khắc Thổ, Thủy khắc Hỏa, nên thông thường khi
xây nhà, kỵ nhất là đất động lửa cháy. Mặt khác, Thủy có thể sinh Mộc, nên
giữa rừng cây và hồ nước đã hình thành một con đường vận hoạt*** , là
cục tướng đại cát trong kiến trúc. Lại nằm sát gần đàn tế trời của hoàng
thất, chắc hẳn sẽ được trời cao phù hộ.
*Thiên Đàn là một công trình kiến trúc nằm ở phía đông Bắc Kinh hiện
nay, nơi các hoàng đế triều Minh, Thanh dùng để cử hành lễ tế trời và cầu
mưa. Đây cũng là quần thể kiến trúc tế tự có quy mô lớn nhất hiện tồn của
Trung Quốc.
**Hà đồ là một đồ hình bí ẩn được tạo thành từ những chấm đen và
chấm trắng với số lượng từ 1 đến 9, sắp xếp theo một trật tự số học nhất
định. Tương truyền vào thời Phục Hy, có con long mã nổi trên sông Hoàng
Hà, trên lưng có các đốm xoáy với số lượng khác nhau, Phục Hy căn cứ
vào đó mà làm ra Hà Đồ.
*** Trong Phong thủy học có câu “Đạo hoạt tắc thông, đạo hoạt tắc
chuyển” (đường sống thì thông, đường sống thì chuyển), đường vận hoạt là
chỉ con đường phong thủy may mắn có thể mang lại vận khí tốt đẹp.
Nơi đây quả thực có một tòa nhà lớn, và cũng chỉ có duy nhất một tòa
nhà đó, trông rất đồ sộ nguy nga. Nhìn từ bên ngoài, trông không giống
vương phủ, cũng không giống dinh quan, nhưng xem quy cách của cổng
Thanh Long mở tại mé đông nam, có thể biết được rằng đây chỉ là một tứ
hợp viện, có điều lớn hơn rất nhiều lần so với những tứ hợp viện bình
thường khác.