đến. Vì ông đã đột nhiên phát hiện ra đống đổ nát bên dưới bàn tọa của
mình được gọi là gì – rào khóa rồng.
Bức tường đổ nát này xét trong bố cục của cả khu vườn chính là hàng rào
khóa rồng, tức là một bức tường phong thủy có khả năng giữ thụy khí
phòng rối loạn.
Nhìn từ phương diện này, nó không phải khảm diện, mà đơn thuần chỉ là
một cục tướng.
Nhưng trong thâm tâm Lỗ Thịnh Nghĩa lại cảm giác đây tuyệt đối không
đơn giản chỉ là một bức tường phong thủy, chắc chắn nó còn có tác dụng gì
khác. Nhưng ngoài tác dụng phong thủy, nó còn được dùng để khóa chặn
thứ gì?
Lỗ Thịnh Nghĩa tiếp tục quan sát kỹ lưỡng bố cục phía xa. Cây bách
sừng rồng, cái đình trán rồng, hành lang râu rồng, căn phòng mũi rồng,
chắc hẳn còn phải có hai cái đầm mắt rồng, nhưng đã bị phòng ốc tường
rào che khuất, từ vị trí này không thể nhìn ra. Ông đã từng nghiên cứu rất
kỹ về bố cục này với hy vọng vào lúc hai nhà đối đầu nhau, nó sẽ phát huy
được tác dụng. Ông cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa về đặc điểm
kiến trúc của những cấu trúc này, nên chỉ cần nhìn từ xa, căn cứ vào ngoại
hình ông đã có thể nhận ra đó là bố cục phong thủy hay cơ quan khảm diện.
Lỗ Thịnh Nghĩa lại một lần nữa khẳng định phán đoán của mình là đúng,
rào khóa rồng là một khảm diện dùng để ngăn cản. Bởi vì những sừng rồng,
râu rồng kia cũng đều là những khảm diện ám sát. Ông bèn bới gạt đám
gạch vụn để xem xét kỹ phần tường còn sót lại. Ở giữa những viên gạch
xếp chồng so le có một rảnh trượt, nhưng trong đống gạch đổ nát phía trên
không hề có dấu vết của một loại bố trí nào. Đây là một “rào khóa rồng”
đảo ngược, khảm diện được thiết kế hướng xuống dưới. Thứ mà nó muốn
khóa chặt đang ngầm ẩn dưới lòng đất.
Nhưng khi ông khẳng định phán đoán của mình, thì trong lòng lại dấy
lên muôn mối nghi ngờ. Bản thân đối phương là huyết thống hoàng gia, bố
cục của khu vườn lại là long tướng, tại sao lại sử dụng một bố cục không