cậu bỗng nhiên khí toả như mây, hào quang rực rỡ, trông chẳng khác gì tiên
nhân hạ phàm.
Lão mặt đỏ nhìn dáng điệu của Lỗ Nhất Khí, có vẻ như đã nhận ra điều
gì nên vội hỏi:
- Các trưởng bối trong nhà cậu vẫn chưa nói cho cậu biết địch thủ của
cậu là ai ư?
Lỗ Nhất Khí lắc đầu. Lão mặt đỏ liền thở ra một hơi, vẻ mặt lại tươi cười
như cũ:
- Vậy thì hãy để bọn ta nói cho cậu nghe, bọn ta sẽ cho cậu biết những
điều mà các trưởng bối của cậu vẫn chưa kịp kể. Đạo trưởng, xin hãy tiếp
tục! – Giọng nói của lão mặt đỏ lại trở nên ung dung thong thả.
- Thảo nào còn trẻ tuổi như vậy đã đảm đương được vị trí chủ nhân. Xem
ra hôm nay ta thực sự đã tìm được đúng người để thuật lại sự tình. Nhưng
ông là Nam Mặc hay Bắc Mặc? – Trong lời lẽ của vị đạo trưởng vẫn không
giấu nổi vẻ kinh ngạc.
- Ha ha! Đáng lẽ ông nên hỏi tôi là người họ Mặc hay họ Chu mới phải
chứ! – Lão mặt đỏ cười thành tiếng mà nói – Đạo phái Toàn Chân các ông
đọc “Nam hoa kinh” mà biết được Mặc gia phân thành hai phái Bắc và
Nam, nhưng kỳ thực chính là từ trong Mặc gia phân ra một chi nhánh là
Chu môn. Người đời thường nói “gần Chu thì đỏ, gần Mặc thì đen”(*), ý
nghĩa thực sự của câu này có nghĩa là Chu môn dựa vào bảo bối để sát phạt,
những mong thống trị thiên hạ; còn Mặc gia lại yêu cầu đệ tử phải dưỡng
tâm tĩnh khí, ẩn thân nơi sơn dã ruộng đồng.
(*) “Chu” nguyên nghĩa là son, “Mặc” nguyên nghĩa là mực, câu thành
ngữ này cùng tương tự với câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
.
- Ồ, hoá ra là thế! Những hiểu biết của chúng tôi về Mặc gia đa phần là
nghe giang hồ đồn đại, thất thiệt khó tránh. Còn chuyện Mặc môn phân
Nam Bắc, đúng là chúng tôi đã phán đoán dựa vào “Nam hoa kinh“, trong
sách quả thực có viết phân thành hai phái! – Xem chừng những lời giải