chú“(*) thời Bắc Ngụy có miêu tả về cảnh tượng Trung Nguyên trước đây:
“Cây cối um tùm, sương khói liền mây, tùng biếc non xanh, sông trong tưới
mát”. Nhưng giờ đây cảnh tượng đó đã hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại một
vùng cao nguyên hoàng thổ mênh mông. Địa cung cất giữ bảo vật cũng bị
chôn vùi dưới lớp lớp đất vàng, không còn tông tích, còn nói gì tới dấu vết
của Thổ bảo nữa! – Nói tới đây, vị đạo trưởng thở ra một hơi dài, khuôn
mặt đang nhăn nhó bắt đầu giãn ra.
(*) “Thuỷ kinh chú” là trước tác của Lệ Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy, tức
thế kỷ 6, đây là một bộ trước tác về địa lý mang tính tổng hợp tương đối
hoàn chỉnh thời cổ đại của Trung Quốc, chủ yếu ghi chép về hệ thống sông
ngòi.
- Thổ bảo mất dấu? Kết cục này khiến Lỗ Nhất Khí vô cùng bất ngờ,
song nhìn vào thần thái của vị đạo trưởng lại không hề giống như đang nói
dối.
- Đúng Vậy, phái Toàn Chân đã động đến Thổ bảo! Mặc gia chúng tôi
cũng đã cố gắng tìm cách ngăn chặn, song nhân lực quá ít ỏi. Người theo
học kỹ thuật của Mặc gia vốn dĩ không nhiều, hơn nữa trong đó cũng không
thiếu kẻ mong nhờ kỹ nghệ để kiếm chác vinh hoa phú quý, nên những bí
mật về Bát bảo mà Mặc gia nắm giữ tuyệt không thể lộ cho loại người này
biết, bởi vậy lũ môn nhân đệ tử đó có cũng như không. Còn những người
hiền tài trong Mặc môn đều sống ẩn dật, phần lớn đều tuân theo di huấn của
tổ tông, dạy dỗ tài bồi những môn đồ ưu tú để đảm bảo có thể hoàn thành
trọng trách sau khi số Bát cực mãn vòng, nên đầu óc đã trở nên cứng nhắc.
Cuối cùng, chỉ tập hợp được mười bốn người, đi lên phía bắc, thu nạp thêm
các hậu duệ của Mặc môn đảm đương nhiệm vụ bảo vệ bảo vật ở phương
bắc, tổng cộng vẫn chưa tới hai mươi người, về cơ bản không thể địch nổi
quân thiết kỵ nghìn người của Mông Cổ, đành phải giương mắt đứng nhìn
Thổ bảo bị khai quật.
Song để Lỗ Nhất Khí tin vào những lời này, vẫn phải cần thêm một vài
bằng chứng khác. Dẫu rằng khu vực phía bắc Hàm Dương ngày nay quả