Chương 2.1 ĐÁNH GIỮA CHỢ
Người Đông Bắc khẩu vị nặng, món ăn của họ nhiều muối, nhiều dầu và
nhiều ớt. Khi một đĩa tướng thức ăn được đưa đến trước mặt, mùi dầu mỡ,
mùi ớt cay xộc lên điếc mũi. Nhưng ở một nơi đất trời lạnh lẽo, băng phong
tuyết phủ như nơi đây, phải ăn những món thế này kèm với rượu Thiêu Đao
Tử*, mì chua mặn mới có thể khiến toàn thân nóng sực như ngồi bên bếp
lò.
* Có nghĩa là “con dao đốt nóng”
,là một loại rượu rất mạnh thịnh
hành vùng Đông Bắc Trung Quốc. Do nồng độ rượu cực cao, gặp lửa là
cháy, vị rất mạnh, uống vào cảm thấy nóng rát như lưỡi dao nóng đỏ nên
mới có tên này. (Nd)
Trong quán cơm chẳng có mấy người, song bên ngoài người qua kẻ lại
tấp nập. Trong chốn rừng núi thuộc dãy Đại Hưng An, những thị trấn kiểu
này vốn dĩ không nhiều, lại càng hiếm khi náo nhiệt như hôm nay. Nếu
hôm nay không phải ngày Đông chí, lại đúng lúc sắp đến phiên chợ mua
bán hàng rừng cuối năm thì e rằng nơi đây chỉ rặt tuyết dày rừng thẳm, hoạ
chăng chỉ có thú hoang chịu lượn lờ ở chốn này.
Tục ngữ có câu, “Đông chí tết nhỏ”, kỳ thực thị trấn này có vào tết cũng
không thể náo nhiệt bằng hôm nay. Năm hết tết đến, hầu hết những người
buôn chuyến hay gom hàng đều xuống núi trở về quê nhà, khiến nơi đây
còn vắng lặng hơn cả ngày thường. Còn hôm nay không những là một ngày
lễ lớn, mà còn là dịp thu hoạch tổng kết. Đám thợ đi rừng đã bận rộn suốt
một năm ròng, đến hôm nay mới được cầm đến tiền bạc.
Còn vắng vẻ đìu hiu hơn cả quán cơm là gánh hàng của ông thợ rèn ở sát
mé tây của quán. Thợ rèn nơi đây không mở tiệm, vì như vậy sẽ chẳng có
việc gì mà làm. Họ thường quảy gánh lò rèn đi theo sau những đám thợ
rừng như vậy mới có thể kiếm được việc rèn sửa đồ lề cho bọn họ. Giờ đây
đã đến thời điểm thu hoạch cuối năm, nên chẳng ai có nhu cầu rèn đúc sửa