dù vậy, Nhật Bản chỉ được có lợi thế về yếu tố sản xuất thực sự là
nguồn nhân lực. Quan trọng hơn sự sẵn có các yếu tố sản xuất là
Nhật có khả năng tạo ra và nâng cấp các yếu tố sản xuất cần thiết
với tốc độ vượt xa tất cả các quốc gia khác. Ngành công nghiệp
Nhật cũng có khả năng vượt qua sự khan hiếm các yếu tố sản xuất
khác và triển khai các yếu tố sản xuất đã có nhanh hơn và tích cực
hơn các doanh nghiệp ở các nước khác.
Trong khi Nhật Bản bắt đầu thời kỳ hậu chiến với rất ít vốn, sự
tích lũy vốn đã diễn ra hết sức nhanh chóng nhờ vào tỷ lệ tiết kiệm
rất cao. Thói quen tiết kiệm một phần là do văn hóa, một phần là
sự phản ánh các chính sách của chính phủ, trong đó có việc không
có mạng lưới bảo hiểm xã hội, nguồn cung nhà ở rất thấp khiến
cho việc mua một căn nhà trở nên rất khó khăn đối với nhiều người
và những hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để bù đắp lại hệ
thống tài chính yếu kém, chính phủ Nhật đã xây dựng một chính
sách đầu tư tài chính (zaisei-to-yushi) bao gồm việc khuyến khích
tiết kiệm và sử dụng vốn trong nhiều lĩnh vực ưu tiên. Các cá nhân
được hưởng ưu đãi thuế đối với tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống
tiết kiệm bưu điện (yubin chokin), tại các ngân hàng, và các công
ty chứng khoán. Hệ thống bưu điện được sử dụng rộng rãi do có rất
nhiều bưu trạm đặt ở vị trí rất thuận lợi khắp Nhật Bản
. Trong
thời kỳ đầu sau chiến tranh, nguồn vốn khan hiếm thu hút được
thông qua hệ thống tiết kiệm bưu điện được phân bổ theo sự hướng
dẫn của chính phủ thông qua Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và
các cơ quan chính phủ khác với những mức lãi suất thấp cho các
doanh nghiệp trong các lĩnh vực đặc biệt như thép và đóng tàu.
Thông qua quá trình này, Nhật Bản đã có khả năng đạt được thành
công quốc tế trong một số các ngành sử dụng nhiều vốn bất chấp