thành công trên diện rộng nhất trong các ngành công nghiệp tinh vi - Nhật
và Đức - bắt đầu thời kỳ hậu chiến trong tình trạng hỗn loạn. Ở cả hai quốc
gia nói trên, tiền vốn rất khan hiếm, và nỗ lực của người bán hàng bán sản
phẩm ở thị trường nước ngoài đôi khi phải đối mặt với sự thù địch thẳng
thừng từ phía người mua. Tuy nhiên, Đức đã giành l ại và duy trì được vị trí
dẫn đầu trong nhiều ngành công nghiệp tiên tiến. Nước này đã phải đương
đầu với chi phí lao động cao và đang ngày càng tăng lên, tuần làm việc
ngắn lại, và đồng nội tệ tăng giá. Nhật đã trở thành một cường quốc công
nghiệp đứng đầu mặc dù hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, ở vào vị
trí biệt lập bắt buộc phải có đường cung cấp dài, các cú sốc của đồng yên
và cú sốc Nixon (phụ thu nhập khẩu), cùng các mối quan hệ căng thẳng
trong khu vực.
Thụy Điển và Thụy Sĩ tiếp tục là các quốc gia thương mại quan trọng và
là quê hương của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu, cho dù thị trường nội
địa nhỏ bé, chi phí lương cao. Và, trường hợp của Thụy Điển là nước gần
giống nhất với Chủ nghĩa xã hội trong số các nước công nghiệp hóa lớn (về
mặt phúc lợi xã hội và phân phối thu nhập). Ý phát triển thịnh vượng bất
chấp một chính phủ quan liêu thiếu hiệu quả, cơ sở hạ tầng vận hành kém
và luật lao động còn bị hạn chế nhiều. Hàn Quốc đã đạt được sự phát triển
lớn mạnh bất chấp những gánh nặng của cuộc chiến tranh Triều Tiên, tài
nguyên quốc gia ít ỏi, chịu sự chiếm đóng của Nhật trong một thời gian dài
cùng các chi phí khổng lồ và liên tục cho lĩnh vực quốc phòng.
Lịch sử công nghiệp thời kỳ hậu chiến không phải là một câu chuyện về
việc khai thác tài nguyên thừa thãi mà là việc tạo ra sự dư thừa. Đó không