trường đại học rất hạn chế, và sự tương tác giữa các công ty với
các trường đại học khá khiêm tốn so với nhiều nước khác. Ở Nhật
có một loạt các phòng thí nghiệm quốc gia liên kết với nhiều bộ
của Nhật, và những phòng thí nghiệm này đã có một số vai trò
trong hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, nhiều sinh
viên tốt nghiệp ngành khoa học xuất sắc nhất lại chọn những vị trí
trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các công ty Nhật Bản
lớn. Hầu hết những nghiên cứu quan trọng của Nhật diễn ra chính
tại các phòng thí nghiệm này.
Các công ty của Nhật cũng có kỹ năng đặc biệt trong việc thu
hút công nghệ từ nước ngoài, cũng giống như các công ty Thụy Sĩ
và Thụy Điển. Người Nhật có truyền thống kế thừa và du nhập
những tinh hoa của các nền văn hóa khác. Các công ty Nhật luôn
có sự tôn trọng các đối thủ cạnh tranh mạnh và không hề có biểu
hiện tự mãn về công nghệ hay quan tâm về nguồn gốc. Việc tìm
kiếm công nghệ tốt hơn một cách thực dụng cũng được thúc đẩy
bởi áp lực cạnh tranh trong nước mạnh mẽ. Các công ty Nhật từ
lâu đã đầu tư rất lớn vào việc tham gia các cuộc hội thảo nước
ngoài, viếng thăm thân mật các công ty của nước ngoài, nghiên
cứu tài liệu và cấp phép cho các công nghệ hữu ích hơn là cố sao
chép chúng.
Khi năng lực công nghệ đã phát triển ở Nhật, các công ty đã
gia tăng tỷ lệ chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho các nghiên cứu căn
bản. Ngày nay, các số liệu thống kê của chính phủ Nhật cho thấy
rằng Nhật là một nước xuất khẩu công nghệ ròng xét về mặt các
hợp đồng và các thỏa thuận nghiên cứu mới. Tổng mức chi tiêu
cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Nhật đã tăng từ 1.9%
GNP năm 1971 lên 2.8% vào năm 1987, cùng với Đức và Thụy