như chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa (xem Hình
10-3). Trong khi các doanh nghiệp một nước còn giữ những lợi thế
cạnh tranh dựa trên yếu tố sản xuất cơ bản, lợi thế cạnh tranh mở
rộng đến cả những yếu tố sản xuất chi phí thấp nhưng tiên tiến hơn
(ví dụ như các kĩ sư trình độ đại học) và các cơ chế sản sinh yếu tố
sản xuất, như các tổ chức giáo dục và các viện nghiên cứu, mặc dù
các yếu tố sản xuất của quốc gia đó vẫn tương đối phổ thông.
Những công nghệ tinh vi hơn và những phương tiện máy móc hiện
đại cho phép sử dụng các yếu tố sản xuất của quốc gia hiệu quả
hơn trong giai đoạn này.
Giai đoạn cạnh tranh dựa vào đầu tư, như tên của nó chỉ ra, là
giai đoạn trong đó khả năng và sự sẵn sàng đầu tư là lợi thế chủ
chốt chứ không phải khả năng đưa ra sản phẩm riêng hay sản xuất
với công nghệ riêng. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp vẫn
cạnh tranh trong những phân đoạn thị trường tương đối tiêu chuẩn
hóa và nhạy cảm với giá; thiết kế sản phẩm thường phản ánh nhu
cầu nước ngoài. Thiết kế sản phẩm lạc hậu ít nhất một thế hệ sau
những sản phẩm tiên tiến nhất thế giới. Công nghệ sản xuất gần
với công nghệ mới nhất nhưng không vượt qua nó. Tuy nhiên, số
lượng ngành và phân đoạn trong đó các doanh nghiệp của một
nước cạnh tranh rộng lớn hơn giai đoạn cạnh tranh dựa vào yếu tố
sản xuất và các ngành công nghiệp cũng có hàng rào gia nhập cao
hơn. Một số ngành trong nền kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đầu quá
trình nâng cấp lên giai đoạn dựa vào đầu tư; sau đó quá trình này
mở rộng ra các ngành khác.
Nhu cầu trong nước ở giai đoạn này chủ yếu là không khó tính
bởi vì mức sống vẫn còn khiêm tốn (mặc dù đang cải thiện); đồng
thời nền tảng của các doanh nghiệp công nghiệp tinh vi vẫn còn