LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 1801

hạn hẹp và mới chỉ nổi lên. Trong một vài ngành, nhu cầu đối với
hàng xuất khẩu còn không tồn tại. Một quốc gia nâng cấp lợi thế
cạnh tranh trong giai đoạn này do phía cung thúc đẩy hơn là do
phía cầu kéo.

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp trong đó một quốc gia có

triển vọng thành công nhất trong giai đoạn dựa vào đầu tư là các
ngành mà nhu cầu thị trường trong nước khá lớn do điều kiện sở
tại (như ngành đóng tàu ở Nhật và sau đó là Hàn Quốc; nơi có nhu
cầu vận tải thủy lớn do vị trí địa lý của chúng) hoặc trong các
ngành mà nhu cầu thị trường trong nước chủ yếu trong các phân
đoạn mà các doanh nghiệp nước ngoài bỏ qua (như tivi đen trắng
cỡ nhỏ ở Nhật). Do đó, chúng ta có thể thấy minh họa phần sẫm
màu trong ô các điều kiện cầu ở Hình 10-3.

Các ngành công nghiệp liên quan và bổ trợ phần lớn chưa phát

triển trong giai đoạn này. Sản xuất chủ yếu dựa vào công nghệ
nước ngoài, thiết bị và thậm chí là linh kiện nước ngoài. Kết quả
là, công nghệ sản xuất hiện đại nhưng lạc hậu so với các công ty
dẫn đầu thế giới và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài hạn
chế tốc độ đổi mới.

Con đường đi tới lợi thế cạnh tranh dựa vào đầu tư chỉ có thể

thực hiện trong một số loại ngành công nghiệp: những ngành có lợi
thế kinh tế nhờ qui mô lớn và đòi hỏi nhiều vốn nhưng vẫn sản
xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tiêu chuẩn hóa, có tỷ trọng
dịch vụ thấp, công nghệ có thể chuyển giao dễ dàng và những
ngành có nhiều nguồn công nghệ sản phẩm và qui trình sản xuất

[4]

.

Lợi thế mà một quốc gia trong trong giai đoạn này có (chi phí lao
động thấp, các cơ sở sản xuất lớn và hiện đại) là đáng kể nhất trong
các loại ngành công nghiệp này. Thường thì đó là những ngành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.