đã vươn lên dẫn đầu về công nghệ sản phẩm và đang
cho ra đời nhiều nhãn hiệu mới, chất lượng cao.
Để duy trì lợi thế cạnh tranh cần có sự thay đổi.
Nó đòi hỏi một doanh nghiệp phải tận dụng, chứ
không phải lờ đi, các xu hướng của ngành. Nó cũng
đòi hỏi một doanh nghiệp phải đầu tư để ngăn chặn
mọi con đường mà các đối thủ có thể tấn công. Ví
dụ, nếu công nghệ sinh học đe dọa sẽ thay đổi bản
chất của nghiên cứu dược thì một doanh nghiệp dược
phẩm đang cố gắng duy trì lợi thế phải hành động
sớm để phát triển năng lực công nghệ sinh học vượt
trội. Những biểu hiện chắc chắn của lợi thế cạnh
tranh yếu ớt là khi hy vọng một công nghệ mới sẽ
biến mất, bỏ qua phân đoạn khách hàng mới hoặc lờ
đi kênh phân phối mới – tất cả những phản ứng này
đều rất phổ biến.
Để giữ vững được vị trí của mình, một doanh
nghiệp phải bỏ đi những lợi thế cũ và tạo ra những
cái mới, ở thứ bậc cao hơn. Ví dụ, các doanh nghiệp
đóng tàu của Hàn Quốc không trở thành các hãng
hàng đầu thế giới cho đến khi họ tích cực mở rộng
quy mô của những xưởng đóng tàu của mình, ứng