LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 2501

không phải là chỉ số đáng tin cậy về thành công quốc tế vì sự tồn
tại của bảo hộ. Những khác biệt trong các yêu cầu báo cáo, quy
ước kế toán, quy tắc liên quan đến những khoản dự trữ không được
báo cáo và sự sẵn có của số liệu làm cho việc so sánh lợi nhuận
trực tiếp không đáng tin cậy. Cuối cùng, việc các doanh nghiệp đa
dạng hóa làm cho việc thu thập lợi nhuận theo ngành là không thể.

Điểm khởi đầu để lập các biểu đồ là số liệu thống kê thương

mại của Liên hợp quốc (UN). Tất cả các ngành phân chia theo chỉ
số cấp ba, bốn và năm trong Chuẩn phân loại thương mại quốc tế
(SITC), theo đó thị phần xuất khẩu của quốc gia của ngành đó trên
thị thường thế giới bằng hoặc cao hơn thị phần trung bình của quốc
gia đó trong thương mại thế giới trong cùng năm (được gọi như
ngưỡng quốc gia – nations cutoff), được xác định. Ví dụ trường
hợp Nhật Bản, ngưỡng quốc gia là 10,1% trong xuất khẩu thế giới
năm 1985. Việc sử dụng chỉ số ngưỡng này tương đương với chọn
lựa những ngành thể hiện lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó, theo
cách gọi của các nghiên cứu về thương mại quốc tế.

Chúng tôi đưa vào những ngành công nghiệp ở mức độ phân

chia nhỏ nhất có số liệu công bố. Để hạn chế việc tính trùng lắp,
ngành cấp bốn số sẽ bị loại nếu có số liệu ngành chi tiết đến 5 số.
Khi số liệu của một vài phân ngành 5 số của ngành 4 số không
được công bố, phần không công bố được tính bằng cách lấy tổng
ngành 4 số trừ đi giá trị của những phân ngành 5 số có số liệu và
tính thị phần xuất khẩu của nó. Khi phần này vượt quá ngưỡng, nó
sẽ đưa vào biểu đồ. Phần ngành này được đặt tên dựa trên định
nghĩa phân loại trong SITC. Cách làm này cũng được thực hiện để
loại bỏ ngành 3 số khi phân ngành 4 số được công bố.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.