thiết chế hỗ trợ cho phép một quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp
nguồn lực đầu vào của nó.
Ngay từ giữa những năm 1980, khi tôi còn phục vụ cho Ủy ban về Sức
cạnh tranh công nghiệp dưới thời tổng thống Ronald Reagan, tôi đã xây
dựng một niềm tin ngày càng vững chắc rằng sự lẫn lộn giữa lợi thế so sánh
và lợi thế cạnh tranh mới của quốc gia là một trong những nguyên nhân của
những vấn đề trong phát triển kinh tế. Chỉ sử dụng những nguồn lực sẵn có
hay thu hút thêm nguồn lực là không đủ để phát triển. Việc phân chia lại
của cải quốc gia cho các nhóm lợi ích khác nhau cũng vậy.
Trong lý thuyết của tôi, sức cạnh tranh và sự giàu có không phải là một
trò chơi có tổng bằng không. Nhiều quốc gia có thể cùng lúc tăng năng suất
và cùng với nó là sự giàu có. Nhưng sự giàu có không được bảo đảm mãi.
Nếu không có khả năng tăng năng suất trong một nền kinh tế - do chính
sách tồi, do thiếu đầu tư hay vì những lý do khác - thì duy trì mức tiền
lương và thu nhập quốc gia còn khó, huống chi là tăng trưởng.
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại, thịnh vượng là một lựa chọn quốc
gia. Sức cạnh tranh không còn bị giới hạn trong những quốc gia được thừa
hưởng những điều kiện thuận lợi. Các quốc gia lựa chọn sự thịnh vượng
nếu họ xây dựng chính sách, luật pháp và thể chế dựa trên năng suất. Các
quốc gia chọn sự thịnh vượng nếu, chẳng hạn, họ nâng cao năng lực của
người dân và đầu tư vào những cơ sở hạ tầng chuyên môn hóa cho phép
nâng cao hiệu quả thương mại. Các quốc gia chọn nghèo đói hoặc hạn chế
sự giàu có của họ nếu họ để các chính sách làm xói mòn hiệu suất kinh
doanh. Họ hạn chế sự giàu có của họ nếu chỉ có số ít người được đào tạo kỹ
năng. Họ giới hạn sự giàu có của họ nếu thành công trong kinh doanh có
được là nhờ mối quan hệ gia đình hoặc sự nhượng bộ của chính phủ chứ
không phải do năng suất. Chiến tranh hoặc chính phủ yếu kém có thể làm
“trật bánh” thịnh vượng nhưng thường thì nhân dân có thể kiểm soát những
điều này.
Năng suất và lợi thế cạnh tranh trong một nền kinh tế đòi hỏi sự chuyên
môn hóa. Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc g ia”, tôi giới thiệu khái