tầng chuyên sâu cho những tổ hợp như vậy. Quá trình củng cố lẫn
nhau như thế đang diễn ra ở Mỹ, nơi sự tồn tại của các ngành công
nghiệp hàng đầu thế giới về máy tính lớn, máy vi tính, máy tính
siêu nhỏ, phần mềm, mạch logic làm cho các tổ chức tư nhân và
chính phủ tranh nhau thành lập các trung tâm và các khóa học đào
tạo phần mềm. Kết quả là tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng, kiến
thức, các trung tâm khoa học và những hạ tầng chuyên môn, đem
lại lợi ích cho cả nhóm ngành và lan tỏa lợi ích sang cả những
ngành khác phụ thuộc vào công nghệ thông tin.
Một tác động khác lên những loại yếu tố đầu vào cụ thể là điều
kiện cầu. Cầu không đủ với một sản phẩm hay cầu quá mạnh hoặc
quá cầu kỳ sẽ hướng đầu tư của xã hội và tư nhân vào việc sản sinh
những yếu tố sản xuất liên quan. Những yếu tố sản xuất tiên tiến và
chuyên sâu sẽ phát triển để đáp ứng như cầu nội địa tăng lên.
Chẳng hạn, những quốc gia phụ thuộc nhiều vào vận tải biển như
Thụy Điển và Na Uy có những tổ chức đào tạo và nghiên cứu
chuyên môn sâu về đại dương học và tàu biển. Ở Mỹ, đầu tư của cả
chính phủ và tư nhân vào những công nghệ và kỹ năng liên quan
đến quốc phòng đều lớn. Nhu cầu trong nước cao làm tăng khả
năng chính phủ đạt được sự nhất trí với những khoản đầu tư tạo
yếu tố sản xuất. Nó cũng làm công chúng và các doanh nghiệp
quan tâm đến sự cần thiết của đầu tư tư nhân.
Đầu tư vào yếu tố sản xuất ở một quốc gia được tích lũy qua
thời gian. Vai trò của những nhân tố quyết định khác đối với các tổ
chức nghiên cứu, giáo dục cũng góp phần kích thích sự sản sinh
các yếu tố sản xuất chuyên sâu. Qua thời gian, sự khác biệt giữa tỷ
lệ và hướng của những khoản đầu tư như vậy giữa các nước có thể