dẫn đến những khác biệt lớn về nguồn yếu tố sản xuất chuyên sâu
phù hợp với một ngành.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÁC ĐỘNG TỚI QUY MÔ VÀ CƠ
CẤU NHU CẦU
Nhu cầu trong nước với một ngành công nghiệp phản ánh
nhiều đặc trưng của quốc gia như dân số, khí hậu, chuẩn mực xã
hội và tập hợp các ngành trong nền kinh tế. Những nhân tố quyết
định khác cũng đóng một vai trò, như minh họa ở Hình 4-2.
Có lẽ tác động quan trọng nhất lại là mức độ cạnh tranh nội
địa. Nhóm các công ty cạnh tranh nội địa sẽ đầu tư vào marketing
trên cơ sở cam kết và định hướng mạnh mẽ tới thị trường nội địa
mà tôi đã mô tả. Giá cả sẽ phải cạnh tranh để giành hoặc giữ thị
phần. Sản phẩm thường được giới thiệu trước ở quê nhà và sự đa
dạng của sản phẩm cũng cao hơn. Sự hiện diện của nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh nội địa sẽ gây sự chú ý với ngành. Nhu cầu ở thị
trường nội địa sẽ được kích thích. Không chỉ cầu trong nước được
mở rộng mà sự bão hòa sớm hay muộn cũng sẽ đưa tới những nỗ
lực quốc tế hóa sản phẩm. Một ví dụ là ngành công nghiệp rượu
vang, nơi mức tiêu thụ rượu vang đầu người cao ở những quốc gia
sản xuất rượu vang như Ý và Pháp phần lớn là do sản xuất nội địa
làm cho rượu vang trở nên sẵn có và làm cho người tiêu dùng sở
tại chú ý tới rượu vang hơn.
Ngành công nghiệp đồ uống nhẹ minh họa thêm một số điểm.
Tiêu thụ đồ uống nhẹ trên đầu người của Mỹ cao nhất thế giới do
cạnh tranh nội địa gay gắt giữa Coca-Cola, Pepsi Cola, Seven Up