lòng tin hay chủ nghĩa gia trưởng đặc trưng cho mối quan hệ này ở nhiều
nước là có hại và gây ra chi phí ẩn trong kinh doanh.
GẮN KẾT Ý TƯỞNG TRONG LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Truyền bá ý tưởng là một quá trình có thể kéo dài hàng thập kỷ, đặc biệt
với những lý thuyết không nằm trong dòng tư duy truyền thống. Cuốn “Lợi
thế cạnh tranh quốc gia” cung cấp một lý thuyết như vậy với quan điểm
tiếp cận vi mô đối với sức cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Tôi có một niềm tin cá nhân mãnh liệt rằng quá trình học tập thực sự
trong khoa học xã hội không chỉ liên quan tới lý thuyết mà cả những nỗ lực
đưa lý thuyết đó vào thực tiễn. Ngay cả khi cuốn sách chưa được xuất bản,
tôi có may mắn được hướng dẫn những buổi thảo luận chính sách kinh tế
quốc gia quan trọng ở New Zealand (đầu năm 1989)
, Canada (1990)
và Bồ Đào Nha (1991)
. Những thay đổi mang tính xây dựng và những
cuộc tranh luận hiện vẫn còn diễn ra ở cả ba nước này
. Cuốn sách đúc
rút từ những nghiên cứu tại mười quốc gia thương mại hàng đầu. Những
cuốn sách dựa trên sách này và các cuộc thảo luận quốc gia đã xuất hiện ở
Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức và Hàn Quốc
. Những đánh giá
quốc gia ở những nước phát triển khác vận dụng lý thuyết hình thoi, mà tôi
không trực tiếp tham dự, đã tiến hành ở Na Uy
, Phần Lan
, Hà Lan
và Hồng Kông
, trong số nhiều nước khác. Những nghiên cứu tương tự
cũng được tiến hành ở các bang, tỉnh và khu vực tự trị
. Ý tưởng này đã
được tranh luận và đóng một vai trò nhất định trong chính sách ở những
quốc gia tiên tiến khác dù không phải là một dự án chính thức.
Việc áp dụng những nguyên lý trong cuốn sách đối với các
nước đang phát triển cũng phổ biến rộng rãi. Để làm sâu sắc hơn
hiểu biết về giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, tôi đã tiến hành
một dự án lớn cùng với các đồng nghiệp ở Ấn Độ
. Cuốn sách
cũng giúp thúc đẩy những dự án hay nghiên cứu quốc gia quan
trọng, chẳng hạn như ở Bermuda, Bolivia, Botswana, Bulgaria,