"Anh Vĩnh, đi thôi!" Tôi hớn hở gọi lớn. "Chúng ta lập tức tới tổ
chuyên án!"
Trong cuộc họp chuyên án, tôi đã trình bày toàn bộ suy đoán rút ra từ
kết quả khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, cũng giải thích rõ
nguyên nhân. Tôi tràn đầy tự tin trình bày toàn bộ chứng cứ, tuy nhiên, điều
tôi nhận được lại không phải là những tràng pháo tay cổ vũ như trong
tưởng tượng, mà là một bầu không khí lặng phắc như tờ. Các thành viên
của tổ chuyên án người nào người nấy trố mắt nhìn tôi, dường như đã chết
lặng hoàn toàn trước mớ suy luận tôi vừa đưa ra. Có vẻ như họ rất muốn
phản đối nhưng lại không biết phải phản bác như thế nào. Bầu không khí
kỳ khôi này chỉ bị phá vỡ sau khi chủ nhiệm Nguyễn của phòng Giám định
ADN bước vào phòng họp.
Chủ nhiệm Nguyễn cười hồ hởi, nói: "Ra rồi!"
Toàn bộ tổ chuyên án lập tức dồn hết sự chú ý vào trưởng phòng
Nguyễn. Đội trưởng Hứa vội hỏi: "Nhân thân đã rõ chưa?"
Đây chính là bi kịch của bác sĩ pháp y. Pháp y làm việc rời rã suốt một
ngày trời, suy luận đến nát óc nhưng vẫn không bằng một xét nghiệm đối
chiếu ADN. Tôi thường nói đùa pháp y là nghề "đoán, đoán nữa, đoán
mãi". Các ngành kỹ thuật hình sự khác đều căn cứ vào kết quả hiển thị trên
máy móc thiết bị để đưa ra kết luận giám định, chỉ có hai chuyên ngành
pháp y và pháp chứng là phải căn cứ vào kinh nghiệm và nhận thức chủ
quan để vắt óc suy đoán, suy diễn, suy luận. Đoán đúng thì không sao, hễ
đoán sai thì tiếng xấu để đời. Rất nhiều lãnh đạo chỉ chú ý đến kết quả giám
định ADN mà chẳng hề bận tâm tới quá trình làm việc cực nhọc của bác sĩ
pháp y để thu thập được mẫu xét nghiệm ADN ở hiện trường và trên tử thi.
Chủ nhiệm Nguyễn tự hào nói: "Nhân thân đã rõ ràng, là máu của một
nam thanh niên 22 tuổi, tên là Hồng Chính Chính. Hắn là người bản địa, đi