LỐI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÔNG MINH - Trang 139

Mô tả mới này giúp những sinh viên thấy được rằng, một vật mang sức
nặng có thể được làm rỗng theo cùng cách làm với đệm hơi. Suy nghĩ đó là
phần căn bản của phép loại suy và rốt cuộc dẫn đến giải pháp tạo ra tạ du
lịch có thể được làm đầy bằng nước khi cần.
Có hai phần mấu chốt trong ví dụ này. Đầu tiên, để vượt qua ngõ cụt đòi
hỏi một cách mô tả khác về vấn đề, từ đó nhớ ra những kiến thức mới có
thể giúp giải quyết vấn đề. Thứ hai, những sinh viên này thành công một
phần vì họ học được một bảng thuật ngữ chuyên dụng cho phép mô tả chức
năng của các bộ phận trong sản phẩm mà họ thiết kế.

Thông minh hơn tức thì

Khi thấy khó khăn trong việc nhớ lại

Tiền đề chính của chương này là gợi nhớ ký ức mà không tốn sức. Nhưng
tất cả quy luật đều có ngoại lệ. Trong trường hợp của ký ức, ngoại lệ này
được thấy rõ nhất qua lăng kính của trò chơi Truy tìm tri thức, một trò chơi
do Chris Haney và Scott Abott người Canada sáng tạo ra. Trò chơi này bao
gồm việc trả lời những câu hỏi liên quan đến kiến thức tổng quát và tri thức
văn hoá thông dụng.

Có ba loại phản ứng đối với những câu hỏi trong trò chơi. Thứ nhất, họ chỉ
biết câu trả lời cho một câu hỏi - không có suy nghĩ hay do dự nào khác.
Thứ hai, họ không biết và suy đoán. Và thứ ba, họ hoàn toàn chắc chắn biết
câu trả lời những không thể diễn đạt nó đầy đủ được.

Phản ứng thứ ba và cũng là trải nghiệm đau khổ nhất gọi là hiện tượng bế-
tắc- nơi-đầu-lưỡi. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra nếu như hoạt động gợi
nhớ ký ức mang tính vô thức?

Hãy xem ví dụ sau: Bạn được hỏi câu hỏi: “Ai là người Mỹ đầu tiên giành
chiến thắng ở giải Tour de France?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.