Và Bill không phải trường hợp duy nhất. Những bài kiểm tra như SAT,
GRE và LSAT và thậm chí những bài kiểm tra IQ là những chỉ báo tồi cho
thành công ở đại học hay trong cuộc đời con người. May ra thì tồn tại mối
quan hệ vừa phải giữa điểm số của các bài kiểm tra này với điểm số của
sinh viên ở trường. Điều này nghĩa là rất nhiều người đạt điểm cao trong
các bài kiểm tra trí thông minh nhưng không thành công. Những người
khác đạt điểm số tàm tạm nhưng tìm ra đam mê của mình và làm được
những điều vĩ đại trong lĩnh vực khoa học, toán học, kinh doanh, âm nhạc
và nghệ thuật.
Điều này không chỉ đúng với những giai thoại vừa kể trên. Lewis Terman,
nhà tâm lý học đầu thế kỷ XX, đã nghiên cứu về những bài kiểm tra IQ.
Ông đặc biệt thích thú với những người có điểm số cao trong các bài kiểm
tra này, và ông tin rằng điểm số IQ cao là một chỉ báo quan trọng cho thành
công của con người trong cuộc sống. Với nỗ lực cố gắng chứng minh quan
điểm này, ông đã tiến hành trắc nghiệm IQ với số lượng lớn trẻ em. Từ mẫu
thử này, ông nhận dạng nhóm trẻ em có điểm số cao và theo dõi chúng
trong nhiều năm sau đó. Nhóm thiên tài được đặt tên là những “Con Mối”.
Vài người trong nhóm “Con Mối” thực sự thành công trong nghề nghiệp,
nhưng không phải ai cũng thành công vĩ đại. Một trong số những đứa trẻ
làm bài kiểm tra IQ mà Terman quan sát – William Schockley – sau này
đoạt giải Nobel Vật lý vì phát triển thành công chất bán dẫn. Thế nhưng
điểm số IQ của Schockley đã không đủ cao để được Terman đưa vào nhóm
theo dõi. Schockley được vinh dự trao tặng danh hiệu cao quý nhất cho một
nhà vật lý học dù không thuộc nhóm “Con Mối”.
Vài nhà nghiên cứu tranh luận rằng trí thông minh không phải chỉ là một
thứ mà là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Họ cho rằng các bài
kiểm tra IQ không đủ để dự đoán thành công vì chúng không đo lường hình
thái chính xác của trí thông minh hay một tổ hợp đúng để dự đoán con
người sẽ hành động tốt thế nào trong những tình huống thực tế. Nhưng
thậm chí cả suy nghĩ khôn ngoan hơn rất nhiều về trí thông minh đó vẫn
chưa lý giải đầy đủ thế nào là Tư duy thông minh. Đo lường IQ của ai đó
không cho bạn biết liệu người đó có Tư duy thông minh hay không vì hầu