thức giấc. Y tá đến bên thầy, đấm lưng, cố ép độc khí ra. Ngay cả khi hơi
thở trở lại bình thường - tức là với sự trợ giúp của bình dưỡng khí thì cuộc
chiến đấu đó vẫn cứ khiến thầy kiệt sức suốt ngày hôm sau.
Hiện mũi thầy lúc nào cũng gắn thường trực một ống dẫn oxy. Tôi ghét
trông thấy cái vật xù xì xấu xí ấy. Nó tượng trưng cho sự bất lực. Tôi chỉ
muốn giật phứt nó đi.
"Đêm qua...” - Thầy khẽ nói.
"Dạ? Đêm qua thầy làm sao ạ?”
“Ta đã ho khốc liệt hàng giờ. Ta thật sự không thể kiểm soát được nó nữa.
Ta không thở được, cũng không thể ngăn chặn cơn nghẹt. Ta cảm thấy
choáng váng xây xẩm mặt mày... sau đó ta lại cảm thấy yên bình. Ta biết
mình đã sẵn sàng lên đường.”
Thầy mở to mắt.
"Mitch, đó là một cảm giác không tài nào diễn tả nổi - một cảm giác thanh
thản, chấp nhận điều đang diễn ra. Ta chợt nghĩ về giấc mơ hồi tuần rồi. Ta
mơ mình vượt qua một cây cầu bước vào một thế giới hư ảo - trong tư thế
trực chỉ đến bất cứ vùng đất nào".
"Nhưng thầy chưa đi mà".
Thầy ngừng một lát rồi lắc đầu nhè nhẹ.
"Đúng là ta đã chưa đi. Nhưng ta cảm thấy mình sẽ đi. Con có hiểu
không?"
"Đó là thứ mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm - một tâm tưởng bình an về cái
chết. Rốt cuộc, chúng ta nên biết rằng để có được sự yên bình ấy làm hành
trang lên đường thì mỗi người chúng ta phải ra sức thực hiện một công việc
vất vả vô cùng".
"Công việc đó là gì vậy, thưa thầy?"
"Đó là phải tạo dựng sự yên bình trong lúc còn sống".
Thầy đòi ngắm chậu hoa dâm bụt. Tôi vòng ra đằng sau, bê đến và nâng lên
gần mắt cho thầy coi. Thầy cười.
"Dần dần rồi nó cũng sẽ chết - Thầy nhắc lại - Gút mắc là ở chỗ chúng ta
khua chiêng gõ mõ không thèm để mắt tới nó, bởi vì chúng ta không chịu
nhìn nhận mình là một phần của thiên nhiên. Do bởi chúng ta nghĩ mình là