kiếng. "Tôi chẳng còn bao nhiêu thời gian".
Koppel cười. Được thôi. Chúng ta sẽ nói chuyện về lòng trung thực.
Koppel trích dẫn một số đoạn của Marcus Aurelius mà ông rất thích.
Morrie gật đầu.
"Bây giờ hãy để tôi hỏi cụ đôi chút chứ", Koppel nói "Cụ đã có khi nào
xem chương trình của chúng tôi chưa?"
Thầy Morrie nhún vai: "Hình như hai lần"
"Hai lần? Có thế thôi à?"
"Đừng buồn. Tôi xem chương trình của Oprah vỏn vẹn có một lần"
"Vâng. Thế sau hai lần xem chương trình của tôi cụ nghĩ gì?"
Thầy Morrie thoáng ngập ngừng: "Nói thật lòng chứ?"
"Vâng"
"Tôi nghĩ anh là kẻ tự ngắm mình"
Koppel phá ra cười.
"Tôi quá xấu xí để tự say mê chính mình". Ông ta đáp.
Chả mấy chốc camêra truyền hình bắt đầu chạy qua chạy lại trước lò sưởi
phòng khách. Koppel khoác lên mình bộ áo vét diêm dúa màu xanh da trời,
còn thầy Morrie lại từ chối chỉnh trang quần áo và hoá trang đôi chút. Ông
bảo rằng cái chết phải làm cho người ta cảm thấy lúng túng vì thế ông
không chịu để cho người ta đánh phấn lên mặt.
Thầy Morrie ngồi trong xe lăn nên hình ảnh đôi chân bị teo tóp của thầy
không hề lọt vào ống kính camêra. Tay thầy vẫn còn cử động được nên khi
nói chuyện thầy vẫn ra dấu biểu lộ những cảm xúc của mình khi phải đối
diện với thần chết.
"Ted", thầy nói, "khi biết mắc bệnh nan y, tôi tự hỏi liệu mình sẽ lãnh đạm
với thế giới hay vẫn sống theo cách mà tôi muốn: tự trọng và điềm tĩnh,
dũng cảm và hài hước. Có những buổi sáng tôi khóc và khóc mãi như đang
dự đám tang chính mình vậy. Lại có những buổi sáng tôi cảm thấy giận dữ
và cay đắng.
“Nhưng tất cả những thái cực ấy đều không kéo dài được lâu. Tôi đứng dậy