Vấn đề ở đây chính là bộ não của tôi (và cũng như của các bạn) cực kỳ kém
trong việc đưa ra quyết định hợp lý khi đối mặt với một kịch bản bán hàng được
trau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, lại được một người bán hàng vô cùng tài
năng phô diễn. Nên tôi đã áp dụng một nguyên tắc đơn giản đã được chứng minh
là vô cùng hữu hiệu. Khi ai đó gọi tôi để chào bán món gì, tôi đáp một cách nhã
nhặn rằng, “Tôi rất tiếc. Nhưng tôi có một nguyên tắc là không cho phép bản thân
mua bất kỳ món gì do người khác chào bán”.
Người bán hàng sẽ kinh ngạc và phản đòn bằng những câu hỏi như: “Nhưng
làm sao mà ông biết mình chọn đúng dịch vụ viễn thông?” Các nhà phân tích cổ
phiếu thì lại nói: “Nhưng ông không nghĩ đây là một cổ phiếu rất tốt sao?”
Đôi khi họ đúng. Một cách logic, lẽ ra tôi nên đổi dịch vụ viễn thông hay ồ
ạt mua vào các ý tưởng đầu tư tuyệt vời của họ. Nhưng tôi chọn cách không làm
như vậy. Có thể về ngắn hạn, tôi bị lỡ cơ hội. Nhưng nhìn chặng đường dài cả
cuộc đời, rõ mười mươi là tôi có lợi hơn nhiều khi chọn phương án tách mình ra
khỏi những người chào bán cho tôi vì lợi ích cá nhân. Đây là phương pháp áp
dụng đơn giản của cái gọi là “lựa chọn bất lợi” (adverse selection). Nhưng
Charlie Munger đã từng nói đùa, “Điều tôi muốn biết nhất chính là nơi tôi sẽ qua
đời để tôi không bao giờ đặt chần đến đó”. Với tôi, nếu một thương vụ được chào
bán cho tôi, đó ắt hẳn là nơi tôi muốn tránh không muốn đặt chần đến.
Tôi thậm chí còn áp dụng quy tắc này khi ở bữa tiệc cocktail và một ai đó
bắt đầu kể với tôi về một cổ phiếu tuyệt vời mà họ đang nắm giữ hay một công ty
tư nhân mà họ muốn mời tôi đầu tư. Có thể tôi sẽ lắng nghe. Có thể tôi sẽ rất ấn
tượng. Có thể tôi sẽ rất thèm muốn. Nhưng tôi sẽ không mua nếu họ được hưởng
lợi từ quyết định mua của tôi. Trong nhiều trường hợp, cái họ được hưởng không
hẳn là hoa hồng hay một lợi ích kinh tế cụ thể: có thể đơn giản là họ được hưởng
sự thỏa mãn tầm lý khi bán thành công ý tưởng của mình. Dù sao thì đó cũng là
điều tôi chắc chắn sẽ không làm do ý tưởng đó sai từ trong trứng nước khi nó
xuất phát từ tư lợi của người bán. Như thường lệ, Buffett biết điều này trước tôi
rất lâu. Ví dụ, ông có quy tắc không bao giờ tham gia một cuộc đấu giá công
khai. Học theo ông, đến giờ tôi không bao giờ đầu tư vào bất kỳ vụ IPO nào và
sau này cũng không. Khi một công ty lên sàn, đứng phía sau nó là cả một Wall
Street với sức mạnh bán hàng có thể bẻ cong sự thật. Dĩ nhiên, vài vụ IPO lên
như diều gặp gió. Nhưng động cơ của các thế lực tài chính ẩy thật độc hại, nên tôi