LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 180

NGAY CẢ KHI ĐÃ Ở TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC BỐ TRÍ cẩn thận
và có một bộ nguyên tắc đầu tư, chúng ta cũng sẽ làm mọi chuyện rối tung lên.
Não bộ đơn giản là không được thiết kế để lúc nào cũng hoạt động theo logic với
mọi kết quả khả dĩ xuất phát từ quyết định đầu tư của chúng ta. Sự phức tạp của
giới kinh doanh và tài chính, kết hợp với sự phi lý trí của ta khi đối mặt với các
vấn đề tiền bạc, đảm bảo rằng ta sẽ mắc phải hàng loạt những sai lầm ngớ ngẩn.
Thói quen và quy trình ta đã bàn cho đến giờ có thể giúp chúng ta đi đúng hướng.
Nhưng còn có một công cụ đầu tư quý giá tới mức có riêng một chương dành cho
nó: một danh mục những thứ cần kiểm tra (checklist).

Mục đích của checklist là tránh những sai lầm rõ rệt và có thể tránh được.

Trước khi đi đến quyết định cuối cùng là mua cổ phiếu, tôi giở checklist tra nhằm
cố gắng lần cuối ngăn bộ não không đáng tin cậy của tôi khỏi bỏ sót một dấu hiệu
cảnh báo nào đó. Checklist là cấu dao cuối cùng trong quá trình quyết định của
tôi.

Ý tưởng này không phải do tôi nghĩ ra mà xuất phát từ Atul Gawande. Là

một cựu sinh viên Oxford nhận học bổng Rhodes, giờ ông là một bác sĩ phẫu
thuật ở bệnh viện Bringham and Women’s ở Boston, một giáo sư phẫu thuật tại
Đại học Y khoa Harvard, và một tác giả danh tiếng. Ông là một sự kết hợp tài
tình giữa một nhà tư tưởng và thực hành, và là một người cực kỳ khả ái.

Vào tháng Mười Hai năm 2007, Gawande xuất bản một câu chuyện trong tờ

The New Yorker với nhan đề “The checklist”, chịu ảnh hưởng sâu đậm từ kinh
nghiệm phẫu thuật của ông, nhằm khai phá một vấn đề vừa sâu sắc vừa thực tế.
Như ống đã phát biểu, “chuyên ngành hồi sức cấp cứu đã phát triển rất xa vượt
qua sự phức tạp thông thường đến nỗi việc tránh các sai sót thường nhật cũng là
nhiệm vụ bất khả thi ngay cả với những chuyên gia cao cấp”. Như ông giải thích,
điều này phản ảnh một thách thức mang tính nền tảng tồn tại trong cả các lãnh
vực khác, với tên gọi “nghệ thuật quản lý sự phức tạp cực độ”, và câu hỏi “liệu
những điều phức tạp ấy có thể thực sự được thống trị bởi con người”.

Bài báo của ông tiếp tục miêu tả những công trình đột phá của Peter

Pronovost, một chuyên gia chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện John Hopskin, người
đã thiết kế nên một bản checklist sau khi một bệnh nhân suýt chết. Pronovost lấy
một tờ giấy và liệt kê tất cả các bước cần thiết để tránh tình trạng nhiễm trùng
vốn đã suýt lấy đi tính mạng của bệnh nhân này. Những bước này hoàn toàn
“không cần phải suy nghĩ gì thêm”, (no-brainer) và hóa ra các bác sĩ đã bỏ qua ít

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.