gọi là đạo. Điều này bao gồm việc tự vấn những câu như: Của cải của tôi để dùng
làm việc gì? Điều gì khiến đời tôi có ý nghĩa? Và tôi có thể sử dụng tài năng của
mình để giúp người khác như thế nào?
Khá sớm trong sự nghiệp đầu tư, Buffett đã đóng cửa quỹ do mình quản lý
và trả hết tài sản cho cổ đông. Ngay cả khi ấy, ông cũng không mấy hứng thú truy
đuổi của cải bằng mọi giá. Rõ ràng là tiền bạc không phải là điều khiến ông nhảy
chân sáo đến chỗ làm mỗi ngày. Tương tự, Munger cũng nói rằng, một khi bạn đã
kiếm được một số tiền nào đó (tôi nghĩ là khoảng 100 triệu đô la), có gì đó không
đúng trong đầu bạn nếu bạn vẫn tiếp tục cặm cụi tích lũy thêm tài sản. Templeton
cũng dành phần lớn cuộc đời trên hành trình khám phá nội tại. Sự thực, di sản lớn
nhất của ông là tổ chức từ thiện của công, với sứ mệnh khám phá “những câu hỏi
lớn về mục đích và hiện thực cuối cùng của loài người”, bao gồm phức hợp, tiến
hóa, vô cực, sáng tạo, tha thứ, tình yêu, lòng biết ơn, và tự do. Chầm ngôn của tổ
chức này là “Hiểu biết thì quá hạn chế, lòng ham học hỏi thì quá lớn”.
Theo kinh nghiệm của tôi, hành trình nội tại không chỉ thỏa mãn hơn mà còn
là bí quyết trở thành nhà đầu tư giỏi hơn. Nếu tôi không hiểu thế giới quan bên
trong của mình - bao gồm nỗi sợ, sự bất an, ham muốn, định kiến, và thái độ với
tiền bạc - tôi hầu như chắc chắn sẽ bị thực tại xâm thực. Điều này đã xảy ra trong
giai đoạn đầu sự nghiệp của tôi, khi lòng tham và ngạo mạn của tôi đưa đường
dẫn lối tôi đến với D. H. Blair. Ham muốn cháy bỏng được nhìn nhận như một
người thành công khi ấy khiến tôi khó lòng thừa nhận sai lầm và rời bỏ công ty
thật sớm sau khi đã kết luận rằng đây là một môi trường làm băng hoại đạo đức.
Rồi sau đó, trong những năm tháng cuồng xoay trong cơn lốc New York, lòng
ganh tị của tôi với những tay quản lý quỹ lớn hơn, ở trong những căn nhà sang
trọng hơn lại khiến tôi lần nữa lạc lối, khiến tôi tin rằng mình phải quảng bá bản
thân và cố trở thành ai đó không còn là chính tôi nữa.
Đặt chân lên hành trình nội tại, tôi trở nên tự ý thức bản thân hơn và bắt đầu
nhìn rõ được những sai phạm ấy. Tôi chỉ có thể tìm cách khắc phục khi nhận thức
rõ được những lỗi lầm này. Nhưng những thói xấu này đã thâm căn cố đế và tôi
phải tìm những cách thiết thực để tránh không đụng chạm đến chúng. Ví dụ, dời
đến Zurich, tôi thực sự ngăn cách bản thân với môi trường Manhattan vốn có thể
kích phát lòng tham và sự đố kỵ trong tôi. Biết rằng những thành phố như New
York và London - trung tâm điểm của chủ nghĩa Cực độ - có hiệu ứng phá vỡ sự
ổn định lên tôi, điều an toàn nhất với tôi là tránh thật xa.