LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 220

Nhưng đây là một quá trình còn đang tiếp diễn. Khi tôi viết những dòng này,

vợ tôi đang tính toán khả năng chuyển nhà đến London để ở gần bố mẹ, chị em,
và cháu chắt của tôi hơn. Với tôi, điều này quả là đáng sợ. Liệu tôi có thể đối phó
với những cơn sóng cảm xúc mà London, với sự cực độ về tài sản của nó, có thể
khuấy lên trong tôi? Liệu tôi đã đủ trưởng thành nội tâm để có thể dời đến đó mà
không bị xáo trộn cảm xúc? Liệu tôi có thể tạo nên một môi trường bình yên cho
chính mình ngay cả khi đang ở tại London - ví dụ, sống ở khu ngoại ô yên tĩnh,
xa khỏi những khu vực dành cho giới siêu giàu vốn tồn tại những cảnh sống
tưởng như không có thật trên đời - nơi tâm trí tôi có thể an tĩnh như mặt nước ao?
Vào thời điểm hiện tại, câu trả lời vẫn còn chưa rõ ràng. Nhưng đây chỉ là một
phần của hành trình nội tại do tôi đang chật vật đấu tranh với kẻ thù lớn nhất
khiến tôi khó trở thành nhà đầu tư đầy lý trí, kẻ thù ấy không ai khác ngoài chính
tôi.

Trong đầu tư, ngu si không được hưởng thái bình vì thị trường tài chính hiệu

quả đến lạnh lùng trong việc phơi bày ra những điểm yếu trong cảm xúc của
chúng ta. Ví dụ trong thời khủng hoảng tín dụng, việc hiểu thái độ phức tạp của
tôi với tiền của mang tính sống chết vì điều này ảnh hưởng đến khả năng phán
đoán và ứng phó với ảnh hưởng tâm lý do thị trường chứng khoán sụp đổ. Nói về
lý, không khó để tinh thông các công cụ phân tích đầu tư - khả năng đọc bảng cần
đối kế toán, và cả khả năng nhận ra các công ty giá hời. Nhưng những kỹ năng
này cũng chẳng ích lợi gì cho nhà đầu tư tinh thông chúng khi người ấy chìm
trong biển sợ hãi vốn hoàn toàn đánh đổ khả năng suy lý của vỏ não?

Nhận trách nhiệm về mình thay vì đổ lỗi cho người khác là điều tối quan

trọng. Thay vì ngồi chỉ trích những cổ đông yếu lòng sợ hãi thoát khỏi quỹ khi thị
trường tạo đáy, điều hữu ích hơn với tôi là suy xét cẩn thận điều gì có ý nghĩa với
tôi nhỡ thị trường tiếp tục lao dốc và tôi buộc lòng phải đóng cửa quỹ của mình.
Vì sao viễn cảnh ấy lại đau đớn đến không thể chịu nổi như vậy?

Với tôi, yếu tố bên trong khi thị trường sụp đổ rất khác với Mohnish, ông ấy

dường như chẳng bị ảnh hưởng chút nào bởi giá cổ phiếu trong danh mục trượt
dốc không phanh. Mohnish bảo tôi rằng, những năm tháng quan trọng nhất của
tuổi trẻ, ông đã chứng kiến việc làm ăn của cha mình lên lên xuống xuống. Rõ
ràng, đã có nhiều khi cha Mohnish đứng ở bờ vực phá sản. Nhưng ngay giữa
những cơn sóng gió cuộc đời như thế, quan hệ gia đình ông vẫn yên bình và tĩnh
lặng đến đáng nể. Nên với Mohnish, cảnh thê lương của khủng hoảng tài chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.