Harvard gọi đó là nhóm học tập, và Tổ chức Young Presidents gọi đó là “diễn
đàn” (forum). Danh xưng không quan trọng. Quan trọng là nhóm đó bao gồm từ 8
đến 10 chuyên gia quan hệ khăng khít với nhau, chia sẻ những vấn đề cơ mật với
nhau, dưới sự hướng dẫn của một người đóng vai trò điều phối. Trong một dịp
đáng nhớ, tôi đã trình bày suốt 20 phút về một mối quan hệ đầy cay đắng dày vò
với một đối tác làm ăn chính cũng là một người bạn thân học chung đại học. Khi
ấy nhóm bắt tôi phải trải qua hai vòng chất vấn đề làm rõ vấn đề, nhằm bộc lộ
toàn bộ chi tiết của mối quan hệ ấy ra ánh sáng để họ có thể phân tích. Ngực tôi
nóng bừng vì giận dữ. Tôi tin rằng người bạn của tôi đã làm sai và cư xử bất công
với tôi và cô ấy đã lợi dụng tôi. Nhưng tôi cũng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ vì qua
quá trình chất vấn, rõ ràng là tôi cũng chẳng hành xử hay ho như tôi những
tưởng.
Rồi sau đó, từng người một trong nhóm 9 người chúng tôi chia sẻ kinh
nghiệm cá nhân về quan hệ kinh doanh với bạn bè hay người thân đã trở nên tồi
tệ. Phản ứng đầu tiên của tôi là thấy nhẹ lòng vì tôi nhận ra không chỉ mình tôi
phạm phải sai lầm dạng này. Tôi cũng đi đến kết luận là cả bạn tôi và tôi đều đã
không hành xử tệ đến mức như tôi đã tin. Cũng quan trọng không kém, không ai
phán xét tôi, và tôi cũng không nhận được lời khuyên rõ rệt nào vì điều này vi
phạm điều lệ nhóm. Tuy vậy, đến cuối buổi thảo luận, tôi không còn cảm thấy bị
kiểm soát bởi cảm giác tội lỗi và bực tức nữa. Và 8 câu chuyện tôi nghe được
cũng chứa dư dả những ví dụ về những hành động tôi có thể làm để khắc phục
tình hình. Thay vì cảm thấy bất lực, giờ tôi cảm thấy mình có rất nhiều phương
án. Kết quả là tôi xử lý mâu thuẫn một cách tích cực, đối tác kinh doanh cũ vẫn
duy trì tình bạn với tôi - và cô ấy vẫn là một cổ đông trong quỹ của tôi cho đến
giờ phút này.
Đó là sức mạnh của nhóm trí tuệ ưu tú - cho dù nhóm này được gây dựng
bởi tổ chức Young Presidents, tổ chức Entrepreneurs, hay một nhóm những người
bạn tin tưởng nhau như thành viên của Lattice Club do Mohnish và tôi thành lập.
Cứ hai lần mỗi năm, nhóm 8 chuyên gia lại tổ chức ba ngày “trốn việc” để đem
mọi điều vướng mắc trong đầu ra bàn thảo. Với tôi, những buổi gặp gỡ như thế tự
nó là một chất xúc tác mạnh nhất cho con đường phát triển nội tâm.
Sự thật là cách bạn đi trên con đường nội tâm này không quan trọng. Điều
quan trọng là bạn có đi. Dẫu chọn đường nào, mục đích là hiểu mình hơn, bỏ bớt
những bức màn che phủ để lắng nghe tiếng nói bên trong. Với nhà đầu tư, lợi ích