LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 84

Lấy ví dụ, ông thuyết giảng về cách những “bằng chứng quá sức sống động”

(extra-vivid evidence) bóp méo suy nghĩ của chúng ta. Hãy nhìn lại thời cổ phiếu
công nghệ lên phi mã, một nhà đầu tư thấy rằng Yahoo! Đang tăng giá ào ào và
nghe trên CNBC ra rả những câu chuyện người này người nọ phất lên nhờ những
cổ phiếu Internet nóng hổi này. Phần não bò sát (Reptilitan brain: não bò sát,
tương ứng với não trong, rất nhanh và linh hoạt; hai phần khác của não là não
giữa (hệ limbic) và vỏ não - Chú thích của người dịch) của nhà đầu tư phản ứng
không lý trí với những bằng chứng quá đỗi sống động này, khiến họ khó lòng
hiểu được giá cổ phiếu đã không còn phản ánh giá trị nội tại của công ty nữa rồi.
Sự nhanh nhạy này đã được hằn rất sâu trong não chúng ta, đó là thuộc tính đã
giúp tổ tiên ta sống trong hang động đối mặt với dã thú hay hỏa hoạn, nhưng
buồn thay, nó hoàn toàn không phù hợp để phân tích những sắc thái khác nhau
của thị trường chứng khoán.

Munger cũng giải thích rằng có một “hiệu ứng lollapalooza” khi nhiều dạng

nhận định sai lầm diễn ra đồng thời. Lấy ví dụ, khi một nhà đầu tư thấy bạn bè và
người thân kiếm được tiền từ cổ phiếu Internet, đây là một “bằng chứng xã hội”
cho thấy loại đầu tư này là tốt, vì đám đông không thể nào cùng sai được. Người
môi giới thân thiết của nhà đầu tư lúc ấy lại gọi điện để chào bán cho họ các cổ
phiếu này; thực sự là anh ta quá đáng mến và chúng ta có xu hướng “đáp trả lòng
tốt của người khác” khiến nhà đầu tư khó mà cưỡng lại lời chào bán hàng của anh
chàng môi giới.

Thật khó cho cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp, chứ không riêng gì dân

nghiệp dư còn mới mẻ với thị trường, cưỡng lại thứ lollapalooza có khả năng bóp
méo nhận thức này. Chúng ta thích nghĩ rằng mình miễn nhiễm, nhưng những
nguồn lực này mạnh đến nỗi chúng liên tục làm suy yếu khả năng nhận định của
ta. Và đó chỉ là một vài ví dụ về những loại nhận định sai lầm lèo lái chúng ta.
Trên thực tế, còn có nhiều hơn nữa, và chúng thường diễn ra đồng thời với nhau.

Munger giúp mở mắt tôi trước những mánh lới giật dây tâm trí, và tôi bắt

đầu nhận ra chúng ở quanh tôi. Không kém phần quan trọng, bài phát biểu của
ông nhắc đến Robert Cialdini, một học giả danh tiếng đã viết quyển sách với
nhan đề Influence: The Psychology of Persuasion (Những đòn tâm lý trong thuyết
phục).
Munger nói rằng quyển sách này đã “trám rất nhiều lỗ hổng” trong hệ
thống tâm lý học “thô sơ” của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.