thường, vài người còn mang cả thành viên gia đình theo nữa. Đây đúng là kiểu
của Mohnish. Ông ấy chẳng bận tâm đến kiểu cách hay quy chuẩn. Với tôi,
những quyết định phi truyền thống của ông lại rất hợp tình hợp lý.
Trong buổi họp, ông điểm qua hoạt động của quỹ, rồi cung cấp một vài ví dụ
lối tiếp cận đầu tư của mình: một thành công và một thất bại. Thính giả tầm 100
người, không hiện diện để đợi dịp lên tiếng, họ ở đó để học hỏi. Mohnish chia sẻ
thành thực và thẳng thắn, không hề e sợ mọi người sẽ nghĩ sao về mình.
Tôi đặc biệt kinh ngạc khi Mohnish bàn về một thương vụ đầu tư thành công
mà ông thực hiện với Frontline Ltd. Tôi ngồi đó, điên cuồng ghi chú khi ông ấy
giải thích rằng đã đầu tư vào thời điểm tàu chở dầu được trao đổi với giá thấp hơn
chi phí thay thế. Tôi hiểu rõ khái niệm mua tài sản với giá thấp hơn giá trị thay
thế, nhưng ông ấy đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế mà nhờ đó, giá
thấp tự bản thân là một chất xúc tác để lật ngược thế cờ khi nguồn cung tàu chở
dầu đang cạn dần. Làm vậy, Mohnish đã trình bày được điều mà Howard Marks
sau này đặt tên là “suy nghĩ tầng thứ hai” (second-level thinking) - sự hiểu biết
những điều rất nhỏ vốn là tính cách quan trọng nhưng hiếm gặp trong giới đầu tư.
Mohnish có một thế giới quan khác hẳn với mọi người, nhưng khả năng lý luận
của ông khiến các quyết định đầu tư ngược chiểu đám đông này trở nên vô cùng
thuyết phục.
Là một người ngoài cuộc tham gia để quan sát, đây quả là một quan cảnh
thú vị. Ví dụ, tôi có thể thấy hai trong số những thính giả đơn thuần chỉ có mặt để
tự quảng bá bản thân họ. Một trường hợp là một quản lý quỹ đưa ra câu hỏi để
khoe thành tích nhằm chào bán cho quỹ của mình. Trường hợp kia là một nhân
viên ngân hàng đầu tư rõ ràng là đang quảng bá cho dịch vụ của chính mình. Tôi
có thể “đánh hơi” thấy sự khó chịu trong cách phản hồi của hầu hết các thính giả
khác. Một buổi họp thành công luôn phải là nổ lực của tập thể. Nhưng hai người
ấy lại ở đây để bán hàng, không phải để học, quả thật quá ích kỷ.
Howard Stanley Marks là nhà đầu tư và nhà văn người Mỹ. Sau khi làm
việc tại các vị trí cấp cao tại Citibank, Marks gia nhập TCW vào năm 1985,
tạo ra và dẫn đầu các nhóm nợ lãi suất cao, chứng khoán chuyển đổi và các
nhóm nợ khó khăn. Năm 1995, ông rời TCW để đồng sáng lập quỹ Oaktree
Capital Management. Tính đến tháng Sau năm 2018, quỹ Oaktree quản lý
khối tài sản trị giá hơn 122 tỷ đô la. Warren Buffett đã từng nói: "Khi nhìn