Đẹp đẽ và ám ảnh, những câu chuyện trong tập truyện ngắn này nói lên
cái ham muốn của nhân loại hướng tới một cuộc sống vượt lên trên những
kìm kẹp và cạm bẫy của sự sinh tồn hiện đại. Những đứa trẻ trong mỗi câu
chuyện có thể thấy và trân quý những tạo hóa của tự nhiên với sự ngưỡng
mộ và lòng ham hiểu biết. Mondo là một cậu bé có liên hệ với vẻ đẹp trong
vạn vật liên kết cái thị trấn nhỏ miền biển. Cô bé Petite Croix “biết rõ một
chuyện gì đó sẽ xảy ra. Mỗi ngày chờ đợi nó, ở cùng chỗ, ngồi trên mặt đất
cứng, chỉ dành cho nó thôi” lúc nào cũng hỏi một câu: “Xanh là gì vậy?”
Daniel trốn học để đi tìm biển cả. Tất cả những đứa trẻ này, giống như con
dê trong câu chuyện cuối cùng, đều biết “rất rất, nhiều thứ, không phải
những thứ ta tìm thấy trong sách vở, những thé mà con người thường hay
nhắc tới, đó là những thứ dịu dàng mà mạnh mẽ, chứa đầy vẻ đẹp và sự
huyền bí.” Và cuối cùng, có lẽ chúng ta cũng sẽ hiểu những thứ ấy.
Khi trao giải Nobel Văn chương năm 2008, Viện Hàn lâm Thụy Điển
đã ca ngợi J. M. G. Le Clézio là “tác giả của những hành trình mới, của
những chuyến phiêu lưu đầy chất thơ và khoái cảm trần tục, người khai phá
cái nhân văn bên dưới và vượt ra ngoài nền văn minh thống trị.” Cái nhân
văn được Le Clézio khai phá trong tập truyện ngắn này được biểu hiện qua
con mắt của những đứa trẻ. Thế giới trong Lũ mục đồng là thế giới tự nhiên
bị đẩy đến tận cùng giới hạn bởi cái hiện đại tự mãn và vô cảm.