thì đây có. Kể cả vàng bạc, đồ trang sức, hàng phở, hàng cơm. Mà không
phải một đâu. Môi thứ vài ba quán. Đại bảo, chỉ thiếu hàng sách báo, ca ve
và thuốc phiện thôi. Nhà nào cũng có ruộng, nhưng nhiều nhà đã thuê
người làm, để chuyên việc chạy chợ. Chuyến đi chở hàng thủ công lên Hà
Nội hoặc Thanh Hoa. Chuyến về cất hàng từ đấy về. Thời khốn khó thì đèo
quạt nan, khăn mặt, khăn vằn, vải. Bởi làng có nghề dệt thủ công. Nhà nào
cũng có khung cửi. Đi từ đầu làng đến cuối làng, đâu đâu cũng canh cách
tiếng đánh thoi. Khi nghề dệt tàn thì nghề mộc nổi. Những bộ bàn ghế lim
nặng trịch, nhất là chiếc ghế dài hơn hai mét có tựa, mặt ghế kéo ra thành
giường. Vậy mà đèo trên xe đạp thì thánh thật. Chiếc xe bắt buộc phải
nghiêng nghiêng trong suốt mấy chục cây số thì mới không bị đổ. Đại phục
lăn.
Quê Đại có một thói quen…kinh dị. Ấy là triệt để quán triệt câu tục ngữ:
Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng. Đường ra nghĩa trang hai bên cứ
trắng xoá giấy lộn. Đường hẹp, phải để xe ven làng. Đi bộ suốt hơn nữa cây
số, giữa "bãi mìn" dầy đặc là một sự tra tấn khủng khiếp, nhất là đối với hai
chị em Kiều Linh, Thảo Tần. Cũng có nhà vệ sinh công cộng đấy, nhưng ở
ngoài đồng, phải xe đạp, xe máy mới đi được. Trong làng, giờ cũng đã có
nhà làm xí bệt, xí xổm. Nhưng nhà ông Trưởng họ thì chưa. Vì thế, bố con
ông Hoè không dám qua đêm ở quê.
Quê Linh thì vẫn nghèo. Cuộc đô thị hoá chưa lần đến đâu. Trò chơi điện
tử, internet chưa lần đến đây. Vẫn là một làng nông nghiệp vẫn còn những
luỹ tre. Cây đa đầu làng treo một quả bom thối, kẻng gọi bà con đi làm, kỷ
niệm một thời hợp tác. Vui thì có vui, nhưng chỉ no cười, bởi chuyện tiếu
lâm của cánh đàn ông chứ không no bụng được. Cây đa đầu làng to lắm. Có
lần ông Tiết, phụ trách văn hoá xã hỏi cụ cao niên nhất làng về tuổi thọ nó.
Cụ bảo, tôi đã hỏi bố tôi, bố tôi bảo, hồi bé đã hỏi ông tôi, ông tôi lại bảo,
hồi bé và hỏi cụ tôi, cụ tôi bảo hồi bé đã hỏi cụ tổ, thì cụ tổ bảo, lớn lên đã
thấy cây đa đứng đấy tự bao giờ". Sao làng nào cũng có cây đa. Thưa cụ,