cơ mà. Ai mang hồ sơ Đảng về nhà làm gì? Chiếc bàn trưởng phòng to hơn
hẳn các bàn nhân viên, lại mới hai tháng trời làm việc. Có ngốn ngang, lộn
xộn, nhưng chưa thành một đống lù lù. Vậy mà chả thấy nó đâu là nghĩa
làm sao. Anh mở toang hai cánh tủ. Lần lượt xem lại từng ngăn. Ngộ nhỡ,
cẩn thận lại cất vào đấy thì sao? Không có. Hay mình nộp rồi nhỉ?
Hỏi thì Văn phòng Đảng uỷ Sở trả lời chưa nộp. Ngó cả gậm bàn, lùa tay
vào ngăn kéo bàn cũng chẳng thấy. Việt đành trả lời đại là đang làm thủ tục
chuyển, tuần sau sẽ nộp. Nếu mất? Nhưng làm sao mất được. Nó chỉ loanh
quanh đâu đó trong phòng này thôi. Mày ở đâu? Ra ngay! Có ai lấy không?
Lấy làm gì? Có ai còn nó, ngoài mình mà bảo mất trộm. Nó lấy tiền chứ lấy
cái ấy về tế bố nó à?
Hôm sau, Việt về cơ quan cũ hỏi nước đôi: nếu hồ sơ lý lịch bị thất lạc thì
giải quyết thế nào? "Sao lại mất được? Chính tay anh nhận từ Đảng uỷ
quận về cơ mà?" "Thì tôi nói "nếu" mà". "Nếu" cái gì, lôi thôi lắm đấy".
***
Sán ngồi trước một tờ giấy trắng. Anh ta ghi tên từng bí thư chi bộ, địa chỉ,
điện thoại. Khối văn phòng Sở thì đơn giản, chỉ có ba chi bộ cả thấy. Khối
các đơn vị trực thuộc thì phải hỏi qua Văn phòng Đảng uỷ. Cả thảy, bẩy chi
bộ. Theo lý thuyết của Người lơ lớ, Sán tác động vào bí thư, để bí thư vận
động hộ các đảng viên trong chi bộ của họ. Gặp bí thư nào, Sán cũng tái
bản kịch bản này: khi giới thiệu người vào ban chấp hành, cậu giới thiệu tớ,
về nhân thân của tớ, vợ tớ, nói tốt cho tớ, phân tích kỹ về cơ cấu, rằng việc
tớ bảo vệ luận án tiến sĩ chính là nằm trong quy hoạch đào tạo cán bộ
nguồn của Thành phố đấy.
Kể ra, nếu "quà" của mình đến tay từng đảng viên thì tốt nhất. Nhưng Sán