lãnh đạo, cũng là cải cách hành chính quyết liệt, đề xuất của tôi chắc được
thực hiện.
Nhà báo hỏi anh mấy câu. Không phải để tìm câu trả lời, mà chỉ là cách nêu
vấn đề, buộc người nghe phải suy nghĩ, từ đó dẫn đến câu trả lời của mình.
- Trên địa bàn quận đồng chí có bao nhiều trưởng đại học, cấp 3, cấp 2, cấp
1, mẫu giáo, nhà trẻ…Đồng chí hỏi Trưởng phòng Giáo dục thì biết ngay.
Đó cũng là bấy nhiêu điểm ùn tắc giao thông, những lúc sắp vào học, lúc
tan trường, phụ huynh đưa đón con. Nhất là những dịp thi vào cấp 3 thi tốt
nghiệp phổ thông, thi đại học thì tắc khủng khiếp.
- Vâng đúng thế, - Kiên đồng tình.
- Có một cách đơn giản có thể giảm bớt sự ùn tắc ấy. Đó là mở rộng lòng
đường, mỗi phía chừng năm mươi mét, hai bên cổng trường. Chỉ cần xén
kỳ hết vỉa hè trăm mét hai bên đường là đã rộng được bao nhiêu cho người
và xe đứng. Vỉa hè thì cao, không dắt xe lên được, thế là cứ chềnh ềnh ra
dưới lòng đường…Đúng không đồng chí?
Thành phố ta có cả triệu xe máy. Xe máy là phương tiện giao thông cá nhân
chủ yếu. Nửa dân số là phụ nữ. Đến cả đàn ông cũng không thể dắt xe máy
lên vỉa hè vào nhà, nói gì đến phụ nữ. Sao lại thiết kế vỉa hè vô lý thế được.
Thời thực dân, lối vào nhà nào, vỉa hè cũng bạt thấp xuống bằng lòng
đường, rồi mới thoai thoải lên cho ô tô vào. Nay, vỉa hè lắm phố cao hơn cả
lòng nhà, vì lòng đường cứ nâng mãi lên.
Hoặc ngược lại, vỉa hè thì cao, người ta phải làm giá sắt hoặc đổ xi măng
để dắt xe lên. Ta lại phá đi, để đảm bảo mỹ quan đô thị. Mà cũng chả thể