Phóng viên nêu câu hỏi: Có lẽ ai cũng thấy vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ xa xưa các cụ đã chỉ ra: phải lấy
dân làm gốc. Rằng "Chở thuyền là dân, làm lật thuyền cũng là dân. Thế
mới biết sức dân mạnh như nước". Đã một thời chúng ta nêu khẩu hiệu:
làm chủ tập thế. Gần đây không nói đến nữa, mà đưa ra khẩu hiệu thiết thực
hơn: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Xin ông cho biết cách làm
của Lâm Du trong dự án chợ có điểm gì mới?
Ông Trần Kiên: Nhà báo tóm tắt rất đúng lịch sử vấn đề. Chúng tôi vẫn
tiếp tục tinh thần dân chủ ấy. Nhưng có đẩy lên một bước mới. Tôi nghĩ có
bước đi này người dân mới thực sự làm chủ. Nhà báo biết tình hình rồi đấy.
Bà con buôn bán, chứ không phải ta buôn bán. Bà con ngồi chợ mười mấy
tiếng một ngày. Buôn bán có những thói quen, có những quy định bất thành
văn, từ lâu đời, không phải ngày một ngày hai thay đổi được, dù nhiều cái
không phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Vì thế, phải để bà con
lựa chọn. Chúng ta tôn trọng sự lựa chọn ấy, tức là, ý kiến đa số bà con sẽ
trở thành ý kiến quyết định. Lâu nay chúng ta vẫn hay quyết định thay bà
con. Và nhiều khi quyết định sai ý nguyện của bà con. Vì thế chúng tôi chỉ
chèn thêm một nhóm từ nữa vào khẩu hiệu cũ. Dân biết, dân bàn, dân quyết
định, dân làm, dân kiểm tra.
- Thế có nghĩa là tiến hành trưng cầu ý dân?
- Nhà báo nói thế, e to tát quá. Nhưng đúng thế thật.
- Thế nếu ý kiến đa số không phù hợp với ý đồ chỉ đạo của Quận?
- Thì chịu vậy. Có lẽ, chỉ chuối tiêu dấm hương là thơm ngon hơn chuối