Chợ tạm, được dựng giữa lòng đường hai dãy phố gần đấy. Hai dãy kiôt
quay lưng vào nhau làm thành hai dẫy hàng. Dù khách chưa quen cũng bắt
đầu nhộn nhịp. Bà con buôn bán trong chợ được phát mỗi người một phiếu
trưng cầu ý kiến. Ban Quản lý chợ hẹn ba ngày sau thu lại. Nếu chủ kinh
doanh nào không nộp, coi như không đăng ký thuê chợ nữa. Vậy mà mất cả
tuần mới thu xong.
Việc phá dỡ chợ cũ, hoá ra lại tốn nhiều thời gian và công sức hơn dự kiến.
Các tấm tôn, dù đã thay mấy lần, lần gần nhất cũng đã gần hai chục năm
nên gỉ cả. Các tay đòn, vì kèo sắt, không thể tháo từng chiếc bu lông mà
phải dùng đèn xì cắt từng phần, ròng dây thả xuống. Sau hơn mười ngày
phá dỡ phần sắt thép, đến lượt mấy chiếc máy xúc hùng hục xông vào. Nó
buộc cáp vào những chỗ buộc được, gầm gừ giật cho đố, húc cho sập. Buổi
tối, xe tải ghé đít vào oằn lưng hứng từng gầu gạch vữa, cùng với hàng tan
bụi bặm trăm năm tích lại chở đi.
Nhiều báo đưa tin Thanh Hoa xây mới chợ Cầu Đông.
Tờ Thời luậngiật tít: "Chợ - một khâu yếu trong quản lý đô thị Lâm Du đã
bị đột phá". Phóng viên Đức Vạn đề cập đến cái phức tạp của chợ, càng
phức tạp hơn là những người bán buôn, bán lẻ trong những chợ ấy. Anh
miêu tả tính phức tạp ấy, lúc nghe bà con nói suy nghĩ của mình, khi Ban
quản lý dự án đặt ra những vấn đề phải giải quyết để xây dựng chợ mới trên
nền chợ cũ, trong thời kỳ hội nhập kinh tế ( Kèm theo là ảnh cảnh đồ ngôi
chợ mới ).
Tờ Chính luậnchạy hàng tít lớn giữa trang nhất: Lâm Du giải quyết bài
toán chợ trước thềm WTO của nhà báo Thu Phong.