Kỳ 1. Bà già đi chợ Cầu Đông.
Dẫn bài ca dao trào lộng ngày xưa, tác giả nêu vấn đề: Đã đến lúc chợ Cầu
Đông không còn những thứ "hàng" như thầy bói, người tẩm quất thuở nào.
Chợ truyền thống sẽ thu hẹp dần, nhường chỗ cho siêu thị to, nhỏ, thậm chí
cực nhỏ (lẫn trong các khu dân cư). Phần còn lại, bài báo tường thuật
những công việc đang làm và kế hoạch phá chợ cũ, xây chợ mới, thiết kế,
bố trí các gian hàng. Việc chọn chỗ sẽ tổ chức đấu thầu. (Kèm theo bài là
ảnh chợ Cầu Đông họp tràn ra lòng đường.)
Kỳ 2. Một cách làm thực sự dân chủ
Bài báo đưa ra số liệu: tổng vốn đầu tư phá chợ cũ, xây chợ mới là bao
nhiêu. Vốn vay ngân hàng bao nhiêu? Vốn cổ đông, kế cả vốn góp của một
số hộ kinh doanh cũ…bao nhiêu? Huy động của dân, bằng tiền đóng thuế
trước bao nhiêu? Tất cả đều tính ra tỉ lệ phần trăm. Từ đó rút ra kết luận:
Nhà nước (UBND quận) chỉ còn làm chức năng quản lý chợ bằng pháp
luật, không kinh doanh chợ.
Bài báo đặt câu hỏi: Bằng cách nào Lâm Du làm được như thế? Tác giả
miêu tả cuộc đối thoại bỗ bã nhưng thẳng thắn giữa bà con buôn bán với
ông Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận. Qua đó rút ra cách làm: giải thích
mọi nhẽ -> tuyên truyền vận động -> đặt bà con trước một sự lựa chọn và
tôn trọng sự lựa chọn ấy. (Bức ảnh kèm theo chú thích: Các bà trưởng
ngành hàng sôi nổi thảo luận.)
Kỳ 3: Có hai bài nhỏ đặt song song, đối xứng. (Kèm theo ảnh người được
phỏng vấn) Bài 1: Ý Đảng lòng dân. Bí thư kiêm chủ tịch quận Trần Kiên:
Người dân phải thực sự làm chủ.