anh. Một ý nữa Đại nói cũng được xã đồng ý, ấy là phải xây dựng quy chế
vệ sinh môi trường. Ý này, đúng ra là ông Hoè nói với anh. Hiện cùng được
"ông văn hoá xã" dự thảo rồi đưa ra bàn bạc tập thể. Cuối cùng các hộ đều
phải kí vào, như một bản qui ước.
Nặng nhất là chuyện bể rác thì xã phải đứng ra thôi. "Ông xã" tính vào bể
chung cho toàn xã. Đại thực tế hơn, tư vấn nên làm mỗi làng một cái. Bể
nhỏ dễ cắt đất, mỗi cái trên dưới 2 mẫu, đào sâu 2m là đủ dùng dăm năm.
Lại tránh cho hội thu gom phải đi xa. Hai người một xe, be ba bề bốn bên
thành ngọn ngất ngư mà phải gần hai cây số quanh làng mới ra được bãi đổ
thì chết.
Công việc cũng không nhiều nhặn gì. Cũng chẳng động đến kĩ thuật, mỹ
thuật gì mà cũng phải hơn hai tháng mới xong phần chuẩn bị.
Ngày ra quân. Khẩu hiệu lớn vải xanh chữ trắng: "Mát nhà, sạch ngõ, đẹp
làng" chăng dưới gốc đa làng. Đội thu gom rác, quần áo đồng phục, mũ vải
xanh trứng sáo, đứng thẳng hàng trước những chiếc xe ba bánh mới xuất
xưởng từ chính mấy doanh nghiệp tư nhân ở xã (được bảo hành một năm).
Đây cũng là ngày cả làng làm tổng vệ sinh. Chi đoàn thanh niên với lá cờ
đoàn (lâu lắm mới có dịp mở ra) xếp thành hàng đối diện. Các quan chức
huyện, xã, thôn và bố con Đại nối hai hàng ấylại thành hình chữ U. Một
nhóm phóng viên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh cũng về đưa tin. Chỉ
thêm cái máy quay phim chĩa vào chỗ nọ, lia qua chỗ kia mà kỳ cuộc này
oai hẳn lên.
Bố con Đại về sớm, ra mộ thắp hương những người ruột thịt. Không biết
trước mộ bố mẹ, mộ bà Mận, người vợ trước và người con trai lớn, ông
Hoè nghĩ gì? Hình như bộ mặt ấy không thể nào xoá đi hết nét ân hận. Hai
người ra Uỷ ban chào hỏi xã giao, cũng là để xem, một ý kiến của mình,