Chị quay lại, cười trìu mến:
- Nào, có phải sàn diễn đâu mà vỗ tay? Để cho hai lớp bên còn học chứ!
Bọn trẻ bị cô giáo chinh phục hoàn toàn.
Giờ lên lớp đầu tiên sau nhiều năm gián đoạn, làm Tần vui thật sự. Ngày
mới được bổ nhiệm Phó hiệu trưởng, nói thật lòng, chị cũng có cái hành
diện ngầm. Gì thì gì, đó cùng là một sự tín nhiệm, một sự tiến bộ. Đã làm
công chức thì cũng phải có thăng tiến chứ: Không thể nói là không thích.
Được phân công, cắt đặt, điều hành…những người vốn là đồng nghiệp,
cùng đồng lứa…Bảo không thích là dối lòng.
Nhưng, niềm kiêu hãnh ấy lập tức tan biến khi bị phản ứng. Ai đời, bị nhắc
nhớ vào lớp muộn nhiều lần, vậy mà giờ nghỉ, một giáo viên dám bĩu môi,
kể với một người bạn, cố tình cho chị nghe thấy: "Mới tí Hiệu phó mà đã ra
cái điều dạy đời". Người ta ném vào mặt chị những câu hỏi không thể trả
lời: "Học sinh thì không chịu học. Chỉ sẵn sàng bỏ tiền ra mua điểm, mà cứ
bắt lên lớp 100%, tốt nghiệp 100% thì cõng nó lên à?
Cái chết nhất là câu chất vấn ấy đúng. Cái thế trên đe dưới búa là điều thật
tệ hại. Chị nói với Hiệu trưởng: "Anh biết quá rồi còn gì. Chuyện học hành
bây giờ cùng phân hoá như phân hoá giàu nghèo. Đứa nào chăm thì thật
chăm. Nó đã chăm, bố mẹ còn đầu tư, tìm thầy, tìm thợ, lớp nọ, lớp kia,
quyết vào đại học bằng được. Còn những đứa không có sức học lên thì ỳ ra.
Một chị vừa kể vừa khóc. Vào lớp học thêm mà cũng không thèm học. Hỏi:
"Em có định học không đấy? Mặt nó câng câng: "Sao lại không học? Tiền
nộp trước rồi còn gì!" Anh bảo còn gì nhục hơn kia chứ. Làm sao có thể
cho những đứa như thế lên lớp?"