tiến tới sự hợp lý, cho dù sự hợp lý luôn chỉ là một cái đích, không bao giờ
hoàn toàn đạt được, đó là điều tác giả muốn nhắn gửi tới bạn đọc và đó
cũng là tính luận đề ẩn sâu trong Lửa đắng. Người ta nhận ra qua tiểu
thuyết những hạn chế, những bảo thủ của thể chế hành chính hiện nay. Đó
là tình trạng tất cả qui cho trách nhiệm tập thể, cho cơ chế, cho người tiền
nhiệm, nghĩa là tất cả đều có trách nhiệm trước sai lầm, khuyết điểm, mình
chỉ là một bộ phận trong đó, không là người chịu trách nhiệm chính… qua
không khí nặng nề ở Văn phòng Thành uỷ thành phố Thanh Hoa trước tin
Tổng Bí thư sẽ về làm việc đột xuất.
Đó là cách sống dối trên chèn dưới khi báo Thời luậnđưa tin về vụ tiêu cực
đất đai ở thuỷ cung Thần Tiên. Đó là tình trạng yếu kém, vô trách nhiệm
của nhiều cấp cơ quan bảo vệ pháp luật đến ngay Tổng biên tập báo Thời
luậnbị tạt át xít trả thù cùng không lần ra manh mối. Đó là cuộc hội nghị do
Tổng Bí thư chủ trì, dưới ngòi bút Nguyễn Bắc Sơn, phần lớn ngậm miệng
giữ ghế, trừ một thiểu số trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Những Lửa
đắngphanh phui, phê phán mà không làm người đọc thất vọng. Bên cạnh số
người đang tạo ra những trì trệ, cản trở, vẫn toát lên âm hưởng lạc quan từ
những phẩm cách như Tổng Bí thư, như Kiên, như Đại, như Đoàn Hùng,
Vĩnh Bảo Thanh Diệu, Thảo Tần và nhiều người khác. Cũng trong vấn đề
cải cách hành chính, ý tưởng của Trần Kiên nhất thể hoá chức Bí thư Đảng
bộ và Chủ tịch Quận đã được Bí thư Thành uỷ, Tổng Bí thư và đông đảo
cán bộ, đảng viên ủng hộ nhiệt tình. Chúng ta chưa được biết hiệu quả của
việc nhất thể hoá đó như thế nào trong công việc cụ thể, hằng ngày của
Trần Kiên nhưng với sự tín nhiệm ngày càng cao mà anh giành được, việc
nhất thể hoá đó chắc chắn mang lại nhiều thành công.
Nhiều người và ngay cả Nguyễn Bắc Sơn đều cho rằng hai cuốn tiểu
thuyết, một là cuốn Luật đời và cha convà hai là cuốn sách bạn đang có
trong tay là tiểu thuyết luận đề, điều đó có phần đúng. Được coi là tác phẩm
luận đề khi tác giả có một quan niệm, một nhận thức nào đó và muốn