- Cám ơn you. Bây giờ you ở đâu và làm gì?
- Tôi làm thợ xây cất và cũng ở khu này. Sống một mình và uống rượu khi
buồn. Tôi đã ly dị con đàn bà đốn mạt không thì có ngày tôi giết nó.
Sam đưa cho Tony miếng giấy ghi số điện thoại và bước đi với dáng mệt
mỏi.
Tony cảm thấy cô đơn dù được sống trong sự yêu thương của người mẹ
nuôi và của Lisa, Tuấn, và cả Phượng. Trong lúc Lisa và Tuấn học giỏi và
có những dự định cho tương lai, Tony bị xếp vào loại học sinh kém nhất
lớp và không biết ngày mai ra sao. Đôi khi nó nhớ lại những thiếu niên
trong băng đảng mà có lúc nó coi như anh em một nhà. Chúng đến từ
những trại tị nạn mà không có thân nhân, được những tổ chức từ thiện bảo
trợ, và những gia đình có lòng nhân đạo nhận nuôi, nhưng không hội nhập
được vào đời sống mới tại Mỹ. Chúng bỏ nhà, tập họp với nhau và sống
chung trong một phòng motel hay một căn apartment. Chúng cần tiến để
sống, để mua cần sa ma túy, và chúng đã nhúng tay vào tội ác. Theo băng
đảng một thời gian, Tony sợ hãi nhưng không tìm thấy đường thoát, cho
đến khi tình cờm gặp lại Nhàn trong tiệm McDonald. Nó hoảng sợ chạy
trốn nhưng sau đó nhận ra rằng tìm về với người mẹ nuôi là con đường duy
nhất để ra khỏi bóng tối.
Tony đã ra khỏi băng đảng, đã giã từ ma-túy, nhưng vãn không thể sống
bình thường. Nó cảm thấy ấm áp trong tình thương của gia đình bà mẹ
nuôi, nhưng không quên được "những người anh em" thiếu may mắn trong
băng đảng. Nó vẫn nghĩ đến họ, và vẫn mơ hồ cảm thấy có sự ràng buộc
với họ. Đời sống phóng túng, lãng mạn vẫn có một cái gì quyến rũ đối với
nó.
Một buổi chiều tại Sở Cảnh sát Thành phố Los Angeles, Trung úy Scott
Robinson có một niềm vui. Ông vừa được Hội Cựu Chiến Binh báo tin đứa
con trai của ông với người đàn bà Việt Nam đang có mặt tại Mỹ và muốn
tìm gặp ông. Scott bồi hồi nhớ lại những ngày tháng ở Việt Nam, đến
người đàn bà Á Đông đã đem lại cho ông một bóng mát trong cái chiến
trường nóng bỏng đầy máu và lửa. Mối tình ấy đã chấm dứt khi Scott bị
thương và được đưa về Mỹ rồi giải ngũ. Sau đó, ông viết thư và được