cho Nhàn. Xong xuôi, bà ta thở dài nói:
- Tình hình có vẻ nguy ngập quá. Không biết rồi sẽ ra sao.
- Anh chị có tính đi không? - Xuân hỏi.
- Đi đâu? Đi cách nào? - Bà bác sĩ hỏi lại - Ông nhà tôi làm việc không
nghỉ tay trong Tổng Y Viện Cộng Hoà. Mỗi khi ông ấy về nhà, nếu không
muốn nghe ông ấy quát tháo thì đừng nói gì đến chuyện đi đứng.
- Ông ấy đáng được chọn làm người yêu nước số một trong lúc này.
Xuân trả lời và tìm cách chấm dứt câu chuyện. Ra đường, Xuân nói:
- Mày về nhà tao, ăn cơm trưa, nghỉ một lát rồi tao đưa mày về nhà. Ngày
mai biết còn gặp nhau nữa không.
Nhà Xuân, một ngôi biệt thư xinh xắn nằm trên con đường Tú Xương yên
tĩnh. Gia nhân, một phụ nữ trung niên, ra mở cổng cho xe vào. Xuân nói:
- Nhà tao bây giờ chỉ còn một người giúp việc. Con nhỏ kia vừa bị cảnh
sát bắt tháng trước. Nó ở trong nhà này hơn hai năm, bây giờ mới biết nó
hoạt động cho Việt Cộng. Người ta khám thấy truyền đơn giấu trong va-li
quần áo của nó. Mày thấy có sợ không? Từ Dinh Độc Lập đến xó bếp nhà
mình, chỗ nào cũng có Việt Cộng. May mà nó chưa làm nổ tung nhà tao và
tan xác cả đám.
Vừa bước chân vào nhà, chuông điện thoại reo rền rĩ, Xuân buông người
xuống chiếc ghế bành lớn bọc da màu đen, uể oải nhấc máy nói chuyện hồi
lâu. Khi chấm dứt điệm đàm, cô đưa hai tay ôm đầu, nói:
- Một ông chú của tao. Dân biểu đấy. Ông ấy đang phát điên lên vì không
tìm được đường nào để đi. Ông ấy bảo tình hình nguy ngập lắm rồi. Việt
Cộng đã đánh tới Xuân Lộc, và có thể vào Sài-gòn trong vài ngày. Sài-gòn
đã bị vây chặt và một cuộc tắm máu sẽ khó tránh khỏi.
Xuân quay vào trong gọi người giúp việc:
- Chị Hai dọn cái gì cho chúng tôi ăn rồi đi đón giùm Bé Oanh. - Xuân
quay sang Nhàn - Tao chỉ có một đứa con gái 5 tuổi. Nó đang học trường
mẫi giáo ở gần đây. Phải biết được rồi có ngày sẽ ra nông nỗi này... tao đã
chẳng đẻ làm gì. Rồi không biết cuộc đời nó sẽ ra sao.
Nhàn không nói gì, nghĩ lan man tới mấy đứa con của mình và cảm thấy
thương chúng hơn khi chứng kiến con của bạn sống trong cảnh trưởng giả,