lối chính sách của nhà nước cách mạng.
Bảy Kế quay vào trong gọi một viên công an.
Nhàn thảng thốt:
- Các anh bắt tôi hả?
- Chúng tôi không bắt chị. Chúng tôi chỉ giúp chị trở thành một công dân
tốt của nươc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước khi Nhàn kịp nói gì thêm, một viên công an đã xuất hiện, nắm hai cổ
tay Nhàn bẻ ra sau và đẩy cô ra khỏi phòng.
Chờ đến khuya không thấy Nhàn trở về, ông Hai Thế biết chuyện gì đã xảy
ra cho con gái.
Cuộc chiến dài gần hai mươi năm đã chấm dứt được một tuần lễ. Dân miền
Nam đươc hưởng những ngày hòa bình đầu tiên trong sự ngơ ngác trước
cuộc đổi đời quá đột ngột, với những cuộc khám nhà bất kể ngày đêm và
những vụ bắt giữ lặng lẽ.
Cuộc tắm máu mà nhiều người lo sợ đã không xảy ra. Sĩ quan, công chức
chế độ cũ được lệnh ra trình diện để đi học tập cải tạo một vài tháng mà
người ta mường tượng đến những lớp học có bàn ghế, có bục giảng, có giáo
sư, và có thảo luận, giải lao.
Những nhà cai trị mới được gọi là "quân quản", tiếp thu chính quyền từ chế
độ cũ. Họ là những người từ chiến khu ra, từ miền Bắc vào, hay là những
người nằm vùng trong xã hội miền Nam.
Một buổi tối, một toán công an đã bất ngờ tới kiểm soát giấy tờ và khám
nhà ông Hai Thế. Họ không báo trước và cũng không xin phép gia chủ.
Họ chỉ đơn giản tới nhà, súng lục giắt lưng, đi lục soát khắp nhà, tịch thu
một số sách và băng nhạc, kiểm tra từng người trong nhà so với tờ khai gia
đình cũ để làm lại tờ khai hộ khẩu.
Nhàn và ba đứa con không có tên trong tờ khai gia đình, bị gọi ra công an
xã "làm việc" và được yêu cầu trở về "nguyên quán" ở Pleiku. Nhàn cãi
rằng nguyên quán của cô là Lái Thiêu chứ không phải Pleiku và chất vấn
những câu mà các anh công an ít chữ không trả lời được.
Và, họ đã có cách "trả lời" khác.
Ông Hai Thế cho rằng bọn công an địa phương đã lộng hành và làm sai