ngủ một giấc ngủ ngàn thu đến không còn một mống. Đúng chính xác lão
nói là “cho ngủ”…
Tôi ngây thơ hỏi theo kiểu trẻ con:
- Tại sao lại đúng là người Do Thái đầu độc các giếng nước?
Tôi bỗng nhớ đến thầy giáo dạy toán của chúng tôi mà chúng tôi thường
gọi là thầy Đráp-xơ. Cả lớp rất kính trọng thầy. Thầy cũng vốn là người Do
Thái.
- Cháu không hiểu tại sao à? - lão Ma-ni-van-đơ Lô-ô-ba hỏi. - Tội lỗi
của bọn Do Thái ở chỗ chúng là người Do Thái. Một tên Do Thái nào đó có
thể không đầu độc giếng nước nhưng dù sao hắn vẫn là người Do Thái.
Cả bọn hi hi cười. Không hiểu sao tôi không hiểu câu đùa của chúng,
mặc dù tôi cũng là một “cây” hài hước.
Nhưng lúc đó có một người đi xe ngựa tới gần và bọn chúng liền bắt tay
vào việc khám xét chiếc xe. Nhân đó tôi bỏ đi, không thèm chào.
Mãi đến lúc trên đường về nhà tôi mới hiểu ra ẩn ý “câu đùa” của chúng:
cần phải cho người Do Thái “ngủ” vì họ là người Do Thái. Và tôi chợt hiểu
rằng có chuyện gì đó sắp đặt quanh đây. Tôi lại nhớ đến thầy giáo dạy toán.
Rồi trước mắt tôi hiện ra khuôn mặt rỗ hoa của ông thợ rèn. Rồi đến tên sĩ
quan Đức đưa tay lên tai và nói “Phi-len đan-cơ!”. Rồi sau đó là lão Ma-ni-
van-đơ Lô-ô-ba với những câu nói của lão… Tôi thấy chóng mặt.
Và một tuần sau đã xảy ra cái việc mà chính bản thân tôi muốn kể.
Tôi có một người bạn ở nhà quê. Tên cậu ấy là Vên-lô, họ là Ra-a-gơ.
Lần dầu tiên chúng tôi quen nhau là vào dịp đi cắt lúa mạch ở Xô-ô-xê-li-a,
trước khi bọn Đức đến không lâu lắm. Hai bà cháu tôi đi gặt lúa giúp,
nhưng tôi là người thành phố, nên không biết lượm lúa. Bà tôi lượm lúa,
còn tôi thì xếp thành đống. Một trong những người đánh đống là Vên-lô và
vì vậy mà chúng tôi quen nhau. Sau đó có vài lần chúng tôi cùng đi câu cá
và có lần hầu như suốt ngày cưỡi con bê của cha Vên-lô đi chơi ở trong
rừng. Tôi nói “của cha Vên-lô” vì mẹ cậu ta không còn nữa. Mẹ cậu bị chết