- Không, không phải bọn tôi. - tôi nhắc lại.
- Không tìm ra thủ phạm à? - Lin-đa hỏi.
- Không, thậm chí hiệu trưởng cũng không biết. Mà hôm ấy hóa ra hai
thằng Gui-đô và Át-xơ đến lớp đầu tiên. Nhưng chúng nó không bị nghi.
- Chúng nó không xóa bản thông báo trên bảng đi à?
- Không. Trước tiên phải để cho ông hiệu trưởng trông thấy đã chứ.
Thực ra hôm ấy Ma-đi-xơ là người đến lớp trước tiên. Nhưng nó không
vội cởi áo khoác để gửi, mà nhanh chóng vào lớp viết thông báo lên bảng
rồi lén ra khỏi trường theo một lối đi bí mật. Thế rồi nó vào trường cùng
với tất cả các bạn học. Nhưng chỉ có Ô-lép và tôi biết chuyện đó. Mà nói lại
cho Lin-đa biết thì không thể được: thời bây giờ nó như vậy… Tôi nói với
Lin-đa:
- Bây giờ bạn cho tôi xem cuốn sổ tay chép bài hát ấy đi.
Đó là một cuốn vở dày. Hầu như đứa con gái nào cũng có một cuốn vở
như vậy để chép bài hát ưa thích. Nhưng sổ của Lin-đa ngoài các bài hát ra,
còn có những bức vẽ. Những bông hoa. Cảnh mặt trời mọc và lặn. Cánh
buồm giữa biển xanh. Phong cảnh thành phố Tan-lin với ngôi tháp cao cổ
kính.
Tôi bắt đầu đọc.
Đầu tiên là bài “Pháo đài Ca-lê-vi-chi-an”. Sau đến bài “Ca-chiu-sa”,
bên cạnh tên bài hát có vẽ một cành táo với những bong hoa nhỏ màu hồng
nhạt. Sau đó là mấy bài hát đã có từ hồi trước chiến tranh.
Tiếp theo là những bài hát mới hơn: “Căn phòng nhỏ trong trái tim
tôi…”, “Hãy cho tôi một ngôi nhà giữa rừng lặng lẽ…” v.v… Và tất nhiên
có cả bài “Sóng biển Ban-tích” mà hồi đó bất cứ một cô gái nào cũng hát
nghêu ngao. “Ở nơi kia sóng Ban-tích giập giờn, ở nơi kia bay vào bờ đầy
bão đông gió cuốn…”.
Tôi giở nhanh tay và thấy ngay những bài hát:
“Trước kia trong cửa hàng có áo bành tô và găng tay,
Ngày nay ở nơi đây rặt ảnh Hít-le nhỏ to đủ loại…”